Nội thất & văn phòngThiết kế công trìnhThiết kế nội thất

Giám Sát Xây Dựng – Trang cẩm nang thiết kế thi công nội thất

Giám Sát Xây Dựng có phải là thông tin về Thiết kế và thi công nội thất đang được bạn quan tâm tìm hiểu? Website Buynai sẽ giới thiệu cho bạn những thông tin mới nhất chính xác nhất về Giám Sát Xây Dựng trong bài viết này nhé!

Nội dung chính

Video: FBNC – BIA KÉO GIẢM CHỈ SỐ SẢN XUẤT NGÀNH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM ĐỒ UỐNG CỦA TP HCM

Bạn đang xem video FBNC – BIA KÉO GIẢM CHỈ SỐ SẢN XUẤT NGÀNH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM ĐỒ UỐNG CỦA TP HCM mới nhất thuộc chủ đề Nội thất & Văn phòng được cập nhật từ kênh FBNC Vietnam từ ngày 2017-05-30 với mô tả như dưới đây.

Các bạn có thể xem FBNC tại các địa chỉ:
www.fbnc.vn
www.facebook.com/KinhTeTaiChinhTV
http://tv.zing.vn/Tin-Tuc-FBNC

Một số thông tin dưới đây về Giám Sát Xây Dựng:

1. Giám sát xây dựng là gì?

Giám sát xây dựng là hoạt động giám sát về chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động và bảo vệ môi trường trong quá trình thi công. Người thực hiện hoạt động giám sát xây dựng phải được cấp chứng chỉ hành nghề giám sát xây dựng phù hợp với từng hạng theo quy định của pháp luật.

Giám sát xây dựng là nghĩa vụ bắt buộc đối với hầu hết các công trình xây dựng, còn đối với nhà ở riêng lẻ thì không, tuy nhiên, nhà nước vẫn khuyến khích giám sát xây dựng đối với công trình này.

Bài viết liên quan

Để đảm bảo hoạt động giám sát xây dựng có đạt được hiệu quả, pháp luật đặt ra các yêu cầu đối với giám sát xây dựng, chẳng hạn: đúng thiết kế xây dựng được phê duyệt, tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, quy định về quản lý, sử dụng vật liệu xây dựng, chỉ dẫn kỹ thuật và hợp đồng xây dựng; Trung thực, khách quan, không vụ lợi. (Khoản 2, Điều 120 Luật Xây dựng).

Giám sát xây dựng tiếng Anh là: Construction supervision

2. Giám sát thi công công trình xây dựng:

Giám sát thi công công trình xây dựng được thực hiện bởi bởi chủ đầu tư (nếu đủ điều kiện năng lực) hoặc tổ chức tư vấn đủ điều kiện năng lực (được chủ đầu tư thuê). Dù chủ thể nào thực hiện giám sát thì việc tuân thủ các quy định pháp luật về nội dung giám sát là điều đương nhiên, tuy nhiên, giám sát thi công của chủ đầu tư có thể sẽ rộng hơn, chủ đầu tư hoàn toàn có thể thuê tổ chức giám sát một trong các nội dung luật định mà không bắt buộc phải thuê trọn gói.

Nội dung thực hiện giám sát thi công công trình xây dựng được quy định tại Khoản 1, Điều 19, Nghị định 06/2021/NĐ-CP hướng dẫn về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng, cụ thể:

– Kiểm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công xây dựng công trình so với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng, bao gồm: nhân lực, thiết bị thi công, phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng công trình;

Đây là nhiệm vụ quan trọng, chứng minh sự lựa chọn của nhà đầu tư đối với nhà thầu là đúng đắn, đồng thời có những đóng góp ý kiến phù hợp để giúp nhà thầu kịp thời khắc phúc và bổ sung các yếu tố quan trọng, đặc biệt là nhân lực và thiết bị thi công. Việc kiểm tra có thể được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau, trong đó đòi hỏi phải có sự đối chiếu giữa giấy tờ và thực tế để thấy được các yêu cầu một cách rõ ràng và chính xác nhất.

Xem thêm: Quy định về quy trình giám sát thi công xây dựng công trình

– Kiểm tra biện pháp thi công xây dựng của nhà thầu so với thiết kế biện pháp thi công đã được phê duyệt. Chấp thuận kế hoạch tổng hợp về an toàn, các biện pháp đảm bảo an toàn chi tiết đối với những công việc đặc thù, có nguy cơ mất an toàn lao động cao trong thi công xây dựng công trình;

Cũng tương tự như nhiệm vụ trước đó, ở đây, giám sát cũng phải đảm bảo được sự tương thích giữa thực tế và “văn bản” đã được phê duyệt. Nội dung giám sát ở đây còn quyết định đến tính an toàn lao động trong tương lai, vì vậy, quá trình kiểm tra, giám sát và đi đến chấp thuận kế hoạch tổng hợp an toàn phải thật sự kỹ lưỡng và đúng quy trình, nhanh chóng phát hiện và đề xuất kịp thời sửa chữa.

– Xem xét và chấp thuận các nội dung quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định này do nhà thầu trình và yêu cầu nhà thầu thi công chỉnh sửa các nội dung này trong quá trình thi công xây dựng công trình cho phù hợp với thực tế và quy định của hợp đồng. Trường hợp cần thiết, chủ đầu tư thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng với các nhà thầu về việc giao nhà thầu giám sát thi công xây dựng lập và yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng thực hiện đối với các nội dung nêu trên;

Khoản 3, Điều 13 quy định về trách nhiệm của nhà thầu thi công trong việc trình các nội dung tới chủ đầu tư. Giám sát công trình là chủ thể “nghiêng về” phía chủ đầu tư do vậy, việc xem xét, chấp nhận, yêu cầu chính sửa là điều hoàn toàn hợp lý và dễ hiểu. Các nội dung đó có thể là: Tiến độ thi công xây dựng công trình; Biện pháp kiểm tra, kiểm soát chất lượng vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị được sử dụng cho công trình; biện pháp thi công;….

– Kiểm tra và chấp thuận vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình;

Căn cứ Khoản 1 Điều 3 Nghị định 09/2021/NĐ-CP thì: Vật liệu xây dựng là sản phẩm, hàng hóa được sử dụng để tạo nên công trình xây dựng, trừ các trang thiết bị điện và thiết bị công nghệ.

Căn cứ Khoản 3 Điều 3 Nghị định 09/2021/NĐ-CP thì: Cấu kiện xây dựng là sản phẩm vật liệu xây dựng được chế tạo để lắp ghép thành kết cấu công trình.

Sản phẩm xây dựng là kết quả cuối cùng của quá trình xây dựng và thiết bị lặp đặt công trình là những thiết bị được sử dụng bên cạnh các vật liệu, chủ yếu là thiết bị công nghệ.

Xem thêm: Mẫu hợp đồng thi công xây dựng công trình mới nhất năm 2022

Việc kiểm tra và chấp thuận của chủ thể giám sát là điều cần thiết đảm bảo chất lượng, số lượng phục vụ cho quá trình thi công công trình, tránh tình trạng khai khống hoặc sử dụng bừa bãi.

– Kiểm tra, đôn đốc nhà thầu thi công xây dựng công trình và các nhà thầu khác thực hiện công việc xây dựng tại hiện trường theo yêu cầu của thiết kế xây dựng và tiến độ thi công của công trình;

Đây là nội dung quan trọng để đảm bảo sự ra đời của sản phẩm xây dựng, tránh tình trạng kéo dài, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của chủ đầu tư, gây lãng phí nguyên liệu, nhân công và các yếu tố môi trường khác.

– Giám sát việc thực hiện các quy định về quản lý an toàn trong thi công xây dựng công trình; giám sát các biện pháp đảm bảo an toàn đối với công trình lân cận, công tác quan trắc công trình;

An toàn lao động, an toàn vệ sinh môi trường là những nội dung quan trọng trong quá trình thi công công trình, vì vậy, người giam sát phải thực sự chú ý, quan tâm đặc biệt tới việc thực hiện quy định về quản lý an toàn, đảm bảo môi trường làm việc cho người lao động và các cá nhân khác trong xã hội.

– Đề nghị chủ đầu tư tổ chức điều chỉnh thiết kế khi phát hiện sai sót, bất hợp lý về thiết kế;

Đây là nội dung hợp lý gắn với vai trò của người giám sát, họ là người kệ cận, thực hiện giám sát chặt chẽ với nhà thầu, việc đề nghị thường được chấp nhận vì họ là người có chuyên môn và đã trải qua quá trình kiểm tra, đánh giá trước đó.

– Yêu cầu nhà thầu tạm dừng thi công khi xét thấy chất lượng thi công xây dựng không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, biện pháp thi công không đảm bảo an toàn, vi phạm các quy định về quản lý an toàn lao động làm xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động; chủ trì, phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong quá trình thi công xây dựng công trình và phối hợp xử lý, khắc phục sự cố theo quy định của Nghị định này;

Xem thêm: Tổ giám sát, đoàn giám sát, ban giám sát đầu tư cộng đồng

Đây là nội dung phát sinh khá đặc biệt, chỉ trong một số trường hợp nêu trên thì mới được yêu cầu nhà thầu tạm dừng thi công, bởi việc tạm dừng có thể dẫn đến nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề về tiến độ xây dựng công trình.

– Kiểm tra, đánh giá kết quả thí nghiệm kiểm tra vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng trong quá trình thi công xây dựng và các tài liệu khác có liên quan phục vụ nghiệm thu; kiểm tra và xác nhận bản vẽ hoàn công;

Nội dung này tương tự với nội dung được ghi nhận ở trên, việc kiểm tra, đánh giá phải được thực hiện cẩn thận, tỷ mỉ, hạn chế sai sót để đảm bảo các vật liệu, cấu kiện,…được sử dụng phải là hàng chất lượng và có khả năng được sử dụng hiệu quả.

– Tổ chức thí nghiệm đối chứng, kiểm định chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình, công trình xây dựng theo quy định tại Điều 5 Nghị định này (nếu có);

Thí nghiệm đối chứng trong quá trình thi công xây dựng được thực hiện trong các trường hợp nhất định theo quy định tại Điều 5, vì vậy nhiệm vụ này không phải là nhiệm vụ bắt buộc và việc thực hiện nó cũng không mang tính chất thường xuyên.

– Thực hiện các công tác nghiệm thu theo quy định tại các Điều 21, 22, 23 Nghị định này; kiểm tra và xác nhận khối lượng thi công xây dựng hoàn thành;

Đây là nội dung công việc được diễn ra trong những giai đoạn cuối cùng của dự án, công trình xây dựng, là kết quả được gửi cho chủ đầu tư để thẩm định và đánh giá lại để hoàn thiện và chấm dứt hợp đồn xây dựng.

– Thực hiện các nội dung khác theo quy định của hợp đồng xây dựng. Đây là quy định mở nhằm giúp cho các bên có quyền thực hiện đầy đủ hơn, hoàn thiện hơn các nội dung về giám sát thi công.

Xem thêm: Quy định về điều kiện, thủ tục khởi công xây dựng công trình

Chi tiết thông tin cho Giám sát xây dựng là gì? Giám sát thi công công trình xây dựng?…

1. Chủ thể có thẩm quyền giám sát thi công:

+ Chủ đầu tư tự thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình;

+ Tổ chức tư vấn đủ điều kiện năng lực được chủ đầu tư thuê giám sát thi công xây dựng công trình;

+ Đối với loại hợp đồng tổng thầu thiết kế – cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình (tổng thầu EPC) hoặc hợp đồng chìa khóa trao tay, trong hợp đồng có quy định về quyền giám sát của tổng thầu:

– Tổng thầu thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình đối với phần việc do mình thực hiện và phần việc do nhà thầu phụ thực hiện;

 Nhà thầu tư vấn đủ điều kiện năng lực được tổng thầu thuê giám sát (với điều kiện tổng thầu có quyền thực hiện giám sát);

– Chủ đầu tư kiểm tra việc thực hiện giám sát thi công xây dựng của tổng thầu bằng cách cử đại diện tham gia kiểm tra, nghiệm thu công việc xây dựng, giai đoạn chuyển bước thi công quan trọng của công trình với điều kiện có sự thỏa thuận trước với tổng thầu trong kế hoạch kiểm tra, nghiệm thu.

+ Đối với các công trình đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước và vốn nhà nước ngoài ngân sách:

– Tổ chức giám sát thi công xây dựng công trình phải độc lập với các nhà thầu thi công xây dựng và các nhà thầu chế tạo, sản xuất, cung ứng vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình;

Xem thêm: Mẫu hợp đồng thi công xây dựng công trình mới nhất năm 2022

– Tổ chức giám sát thi công xây dựng không được tham gia kiểm định chất lượng công trình xây dựng do mình giám sát;

–  Nhà thầu chế tạo, sản xuất, cung ứng vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình không được tham gia kiểm định chất lượng sản phẩm có liên quan đến vật tư, thiết bị do mình cung cấp.

2. Yêu cầu đối với việc giám sát thi công:

+ Thực hiện trong suốt quá trình thi công từ khi khởi công xây dựng, trong thời gian thực hiện cho đến khi hoàn thành và nghiệm thu công việc, công trình xây dựng;

+ Giám sát thi công công trình đúng thiết kế xây dựng được phê duyệt, tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, quy định về quản lý, sử dụng vật liệu xây dựng, chỉ dẫn kỹ thuật và hợp đồng xây dựng;

+ Trung thực, khách quan, không vụ lợi.

3. Nội dung giám sát thi công xây dựng:

+ Thông báo về nhiệm vụ, quyền hạn của các cá nhân trong hệ thống quản lý chất lượng của chủ đầu tư, nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình, cho các nhà thầu có liên quan biết để phối hợp thực hiện;

+ Kiểm tra các điều kiện khởi công công trình xây dựng theo quy định tại Điều 107 của Luật Xây dựng;

+ Kiểm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công xây dựng công trình so với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng, bao gồm: Nhân lực, thiết bị thi công, phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng công trình;

Xem thêm: Điều kiện, hồ sơ, thủ tục xin cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng

+ Kiểm tra biện pháp thi công xây dựng của nhà thầu so với thiết kế biện pháp thi công đã được phê duyệt;

+ Xem xét và chấp thuận các nội dung do nhà thầu trình và yêu cầu nhà thầu thi công chỉnh sửa các nội dung này trong quá trình thi công xây dựng công trình cho phù hợp với thực tế và quy định của hợp đồng. Trường hợp cần thiết, chủ đầu tư thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng với các nhà thầu về việc giao nhà thầu giám sát thi công xây dựng lập và yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng thực hiện đối với các nội dung nêu trên;

+ Kiểm tra và chấp thuận vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình;

+ Kiểm tra, đôn đốc nhà thầu thi công xây dựng công trình và các nhà thầu khác triển khai công việc tại hiện trường theo yêu cầu về tiến độ thi công của công trình;

+ Giám sát việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường đối với các công trình xây dựng theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; giám sát các biện pháp đảm bảo an toàn đối với công trình lân cận, công tác quan trắc công trình;

+ Giám sát việc đảm bảo an toàn lao động theo quy định của quy chuẩn, quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật về an toàn lao động;

+ Đề nghị chủ đầu tư tổ chức điều chỉnh thiết kế khi phát hiện sai sót, bất hợp lý về thiết kế;

+ Tạm dừng thi công đối với nhà thầu thi công xây dựng khi xét thấy chất lượng thi công xây dựng không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, biện pháp thi công không đảm bảo an toàn; chủ trì, phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong quá trình thi công xây dựng công trình và phối hợp xử lý, khắc phục sự cố theo quy định của Nghị định này;

Xem thêm: Điều kiện để được thực hiện giám sát công trình xây dựng

+ Kiểm tra tài liệu phục vụ nghiệm thu; kiểm tra và xác nhận bản vẽ hoàn công;

+ Tổ chức thí nghiệm đối chứng, kiểm định chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình, công trình xây dựng;

+ Thực hiện nghiệm thu công việc xây dựng để chuyển bước thi công, nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng, nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng theo quy định; kiểm tra và xác nhận khối lượng thi công xây dựng hoàn thành;

+ Tổ chức lập hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng;

+ Thực hiện các nội dung khác theo quy định của hợp đồng xây dựng.

Chi tiết thông tin cho Quy định về quy trình giám sát thi công xây dựng công trình…

Giám sát công trình và tất tần tật những điều cần biết |  CareerBuilder.vn

1. Giám sát thi công công trình là gì ?

Giám sát thi công công trình là hoạt động theo dõi quá trình thi công tại công trường, đảm bảo chất lượng, khối lượng tuân theo thiết kế được duyệt, tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành cũng như các vấn đề về tiến độ xây dựng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường.

Luật xây dựng năm 2014 quy định: Công trình xây dựng phải được giám sát về chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động và bảo vệ môi trường trong quá trình thi công.

Đối với việc xây dựng nhà ở riêng lẻ, Nhà nước khuyến khích thực hiện giám sát thi công.

Việc giám sát thi công xây dựng công trình phải bảo đảm các yêu cầu sau:

– Thực hiện trong suốt quá trình thi công từ khi khởi công xây dựng, trong thời gian thực hiện cho đến khi hoàn thành và nghiệm thu công việc, công trình xây dựng;

– Giám sát thi công công trình đúng thiết kế xây dựng được phê duyệt, tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, quy định về quản lý, sử dụng vật liệu xây dựng, chỉ dẫn kỹ thuật và hợp đồng xây dựng;

– Trung thực, khách quan, không vụ lợi.

Nhà thầu giám sát thi công xây dựng được lựa chọn phải có đề xuất về giải pháp giám sát và quy trình kiểm soát chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động, bảo vệ môi trường, quy trình kiểm tra và nghiệm thu, biện pháp quản lý hồ sơ tài liệu trong quá trình giám sát và nội dung cần thiết khác.

2. Nội dung thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình

Nội dung thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình được quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định 06/2021/NĐ-CP. Cụ thể, nội dung thực hiện giám sát thi công đó là:

a) Kiểm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công xây dựng công trình so với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng, bao gồm: nhân lực, thiết bị thi công, phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng công trình;

b) Kiểm tra biện pháp thi công xây dựng của nhà thầu so với thiết kế biện pháp thi công đã được phê duyệt. Chấp thuận kế hoạch tổng hợp về an toàn, các biện pháp đảm bảo an toàn chi tiết đối với những công việc đặc thù, có nguy cơ mất an toàn lao động cao trong thi công xây dựng công trình;

c) Xem xét và chấp thuận các nội dung quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định này do nhà thầu trình và yêu cầu nhà thầu thi công chỉnh sửa các nội dung này trong quá trình thi công xây dựng công trình cho phù hợp với thực tế và quy định của hợp đồng. Trường hợp cần thiết, chủ đầu tư thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng với các nhà thầu về việc giao nhà thầu giám sát thi công xây dựng lập và yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng thực hiện đối với các nội dung nêu trên;

d) Kiểm tra và chấp thuận vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình;

đ) Kiểm tra, đôn đốc nhà thầu thi công xây dựng công trình và các nhà thầu khác thực hiện công việc xây dựng tại hiện trường theo yêu cầu của thiết kế xây dựng và tiến độ thi công của công trình;

e) Giám sát việc thực hiện các quy định về quản lý an toàn trong thi công xây dựng công trình; giám sát các biện pháp đảm bảo an toàn đối với công trình lân cận, công tác quan trắc công trình;

g) Đề nghị chủ đầu tư tổ chức điều chỉnh thiết kế khi phát hiện sai sót, bất hợp lý về thiết kế;

h) Yêu cầu nhà thầu tạm dừng thi công khi xét thấy chất lượng thi công xây dựng không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, biện pháp thi công không đảm bảo an toàn, vi phạm các quy định về quản lý an toàn lao động làm xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động; chủ trì, phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong quá trình thi công xây dựng công trình và phối hợp xử lý, khắc phục sự cố theo quy định của Nghị định này;

i) Kiểm tra, đánh giá kết quả thí nghiệm kiểm tra vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng trong quá trình thi công xây dựng và các tài liệu khác có liên quan phục vụ nghiệm thu; kiểm tra và xác nhận bản vẽ hoàn công;

k) Tổ chức thí nghiệm đối chứng, kiểm định chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình, công trình xây dựng theo quy định tại Điều 5 Nghị định này (nếu có);

l) Thực hiện các công tác nghiệm thu theo quy định tại các Điều 21, 22, 23 Nghị định này; kiểm tra và xác nhận khối lượng thi công xây dựng hoàn thành;

m) Thực hiện các nội dung khác theo quy định của hợp đồng xây dựng.

Chủ đầu tư được quyền tự thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình nếu đủ điều kiện năng lực hoặc thuê tổ chức tư vấn đủ điều kiện năng lực theo quy định thực hiện giám sát một, một số hoặc toàn bộ các nội dung giám sát.

Trường hợp áp dụng loại hợp đồng tổng thầu EPC hoặc hợp đồng chìa khóa trao tay, trách nhiệm thực hiện giám sát thi công xây dựng được quy định như sau:

– Tổng thầu có trách nhiệm thực hiện giám sát thi công xây dựng đối với phần việc do mình thực hiện và phần việc do nhà thầu phụ thực hiện. Tổng thầu được tự thực hiện hoặc thuê nhà thầu tư vấn đủ điều kiện năng lực theo quy định thực hiện giám sát một, một số hoặc toàn bộ các nội dung và phải được quy định trong hợp đồng xây dựng giữa tổng thầu với chủ đầu tư;

– Chủ đầu tư có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện giám sát thi công xây dựng của tổng thầu. Chủ đầu tư được quyền cử đại diện tham gia kiểm tra, nghiệm thu công việc xây dựng, giai đoạn chuyển bước thi công quan trọng của công trình và phải được thỏa thuận trước với tổng thầu trong kế hoạch kiểm tra, nghiệm thu.

Tổ chức thực hiện giám sát phải xây dựng hệ thống quản lý chất lượng và có đủ nhân sự thực hiện giám sát tại công trường phù hợp với quy mô, yêu cầu của công việc thực hiện giám sát. Tùy theo quy mô, tính chất, kỹ thuật của công trình, cơ cấu nhân sự của tổ chức giám sát thi công xây dựng công trình bao gồm giám sát trưởng và các giám sát viên. Người thực hiện việc giám sát thi công xây dựng của tổ chức nêu trên phải có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng phù hợp với chuyên ngành được đào tạo và cấp công trình.

Trường hợp chủ đầu tư, tổng thầu EPC, tổng thầu theo hình thức chìa khóa trao tay tự thực hiện đồng thời việc giám sát và thi công xây dựng công trình thì chủ đầu tư, tổng thầu phải thành lập bộ phận giám sát thi công xây dựng độc lập với bộ phận trực tiếp thi công xây dựng công trình.

Đối với các công trình đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn đầu tư công và vốn nhà nước ngoài đầu tư công:

– Tổ chức giám sát thi công xây dựng công trình phải độc lập với các nhà thầu thi công xây dựng và các nhà thầu chế tạo, sản xuất, cung ứng vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình;

– Tổ chức giám sát thi công xây dựng không được tham gia kiểm định chất lượng công trình xây dựng do mình giám sát;

– Nhà thầu chế tạo, sản xuất, cung ứng vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình không được tham gia kiểm định chất lượng sản phẩm có liên quan đến vật tư, thiết bị do mình cung cấp.

Đối với dự án PPP, cơ quan ký kết hợp đồng có trách nhiệm:

– Kiểm tra yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm của các nhà thầu trong hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu và kiểm tra kết quả lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu của dự án (nếu có);

– Kiểm tra việc thực hiện công tác giám sát thi công xây dựng công trình theo nội dung đề cương, nhiệm vụ giám sát và quy định của Nghị định này; kiểm tra sự tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng cho công trình, các quy định kỹ thuật của hồ sơ thiết kế trong quá trình thi công xây dựng công trình.

Cơ quan ký kết hợp đồng tổ chức lập, phê duyệt đề cương kiểm tra bao gồm phạm vi kiểm tra, nội dung kiểm tra, số lượng đợt kiểm tra và các yêu cầu khác phù hợp với công việc cần thực hiện và thỏa thuận tại hợp đồng dự án;

– Đề nghị doanh nghiệp dự án PPP yêu cầu tư vấn giám sát, nhà thầu thi công xây dựng thay thế nhân sự trong trường hợp không đáp ứng yêu cầu năng lực theo quy định của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và quy định của pháp luật về xây dựng;

– Đề nghị doanh nghiệp dự án PPP tạm dừng hoặc đình chỉ thi công xây dựng công trình khi phát hiện có sự cố gây mất an toàn công trình, có dấu hiệu vi phạm quy định về an toàn chịu lực, phòng cháy chữa cháy, môi trường ảnh hưởng đến tính mạng, an toàn cộng đồng, an toàn công trình lân cận và yêu cầu nhà thầu tổ chức khắc phục trước khi tiếp tục thi công xây dựng công trình;

– Kiểm định chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình và toàn bộ công trình xây dựng khi có nghi ngờ về chất lượng hoặc khi được cơ quan quản lý nhà nước yêu cầu. Cơ quan ký kết hợp đồng tổ chức lựa chọn và phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu kiểm định theo quy định của pháp luật về đấu thầu; kiểm tra việc thực hiện kiểm định theo quy định;

– Tham gia nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng;

– Kiểm định chất lượng công trình làm cơ sở chuyển giao theo quy định trong hợp đồng dự án đối với loại hợp đồng BOT, BLT khi kết thúc thời gian kinh doanh hoặc thuê dịch vụ.

Chi tiết thông tin cho Giám sát thi công công trình là gì ? Nội dung thực hiện giám sát thi công công trình xây dựng…

Anh Đạt

Kỹ  sư và đội ngũ nhân viên A&C làm việc rất có tầm và luôn đặt chữ tín lên hàng đầu, sau 5 tháng làm việc tôi cảm thấy rất hài lòng và an tâm hơn về chất lượng ngôi nhà

Chị Phượng

Cảm ơn Hải và công ty rất nhiều nhờ em mà chị đã sữa được căn nhà suông sẽ, Nếu có ai đó xây nhà thì chắc chắn chị sẽ giới thiệu công ty của em !

Chị Dung

Trước tiên tôi cảm ơn đến anh em công nhân,  các kỹ sư A&C và cảm ơn Xuyên đã toàn tâm toàn ý làm việc tích cưc và luôn hỗ trợ chú trong khoản thời gian xây nhà, công ty cháu làm việc rất ok và rất khoa học.

Chú Tư

MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG CỦA A&C


Phương Pháp Chống Thấm Tường Nhà Hiệu Quả

Với kinh nghiệm thực tế thi công nhiều năm đội ngũ kỹ sư A&C tổng hợp những nguyên nhân và giải pháp chống thấm tường nhà hiệu quả

Tư Vấn Giám Sát Nhà Anh Cường Thủ Đức

Qua những khó khăn bước đầu từ khảo sát địa chất,thẩm định kết cấu và tư vấn về hợp đồng xây dựng đội ngũ kỹ sư A&C đã bắt tay vào thực hiện công tác giám sát thi công ép cọc.

Chuẩn bị hồ sơ pháp lý trước khi xây nhà

Hôm nay A&C sẽ thực hiện một bài viết hướng dẫn cho các bạn các bước chuẩn bị xây nhà và cách chuẩn bị hồ sơ pháp lý đầy đủ trước khi tiến hành xây dựng công trình.

Dịch vụ Tư Vấn Giám Sát Xây Dựng Chuyên Nghiệp

Nhiều năm về trước việc thuê đơn vị tư vấn giám sát thường chỉ có những khách hàng là chủ nhà có điều kiện tài chính khá và xây những công trình lớn như nhà cao tầng, khách sạn,resort…Hiện nay việc xây dựng đã trở nên phổ biến nên việc thuê tư vấn giám sát không còn xa lạ thậm chí là trong sữa chữa nhà ở.Vì vậy chủ nhà luôn hướng đến việc thuê tư vấn giám sát giỏi,uy tín và có tâm với nghề khi xây dựng nhà phố, biệt thự.

Vì sao cần đơn vị giám sát khi xây nhà ?

Giám sát thi công xây dựng công trình là một trong hoạt động giám sát xây dựng để theo dõi , kiểm tra về chất lượng, khối lượng, tiến độ xây dựng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong thi công xây dựng công trình theo đúng hợp đồng kinh tế, thiết kế được duyệt và các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành.

Những điều bắt buộc phải biết khi bàn giao căn hộ

​​​​​​​Nhận bàn giao căn hộ chung cư là công việc rất dễ xảy ra sai sót, nhất là những người mua nhà lần đầu. Dưới đây là quy trình 10 bước mà A&C tư vấn bạn cần chú ý kiểm tra với bộ phận bàn giao của chủ đầu tư

Chi tiết thông tin cho CÔNG TY CHUYÊN GIÁM SÁT THI CÔNG NHÀ PHỐ BIỆT THỰ TẠI TPHCM…

Giám sát xây dựng là gì?

Giám sát xây dựng hay còn gọi là giám sát thi công, giám sát công trình. Một trong những vị trí cần phải chịu trách nhiệm kiểm sát và theo dõi chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành để đảm bảo công trình xây dựng đạt chuẩn về thi công, an toàn lao động và thời hạn quy định.

Giám sát xây dựng là gì?

Người đảm nhận vị trí giám sát xây dựng bắt buộc trình độ Kỹ sư có chứng chỉ và hành nghề theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước Việt Nam. Kỹ sư giám sát công trình là người đại diện chủ thầu ( đầu tư xây dựng) chịu trách nhiệm theo dõi cập nhật tình hình báo cáo và xử lý hiệu quả công việc liên quan đến công trình xây dựng.

Đây là một trong những công việc ảnh hưởng trực tiếp tới dự án nên phải đảm bảo thực hiện nghiêm túc và đúng theo quy trình, quy định theo pháp luật hiện hành quy định.

►Tham khảo: Việc làm liên quan khác của ngành xây dựng tại  /xay-dung

Mô tả công việc Kỹ sư giám sát xây dựng

Giám sát xây dựng được phân chia thành từng mảng công việc phụ trách khác nhau nên công việc của mỗi giám sát xây dựng từng lĩnh vực cũng khác nhau. Dưới đây là một trong những lĩnh vực cơ bản trong giám sát xây dựng:

Giám sát công trình thi công

  • Thực hiện quá trình theo dõi, đánh giá, kiểm tra quá trình thi công tại hiện trường và cập nhật tình hình, thông tin để lưu vào sổ công tác.
  • Kiểm tra, đôn đốc công nhân thi công đúng quy trình và tiêu chuẩn kỹ thuật.
  • Hướng dẫn nghiệp vụ và chấm công cho công nhân đầy đủ.
  • Nếu phát hiện sai phạm về tiêu chuẩn chất lượng, an toàn, thì lập tức tiến hành đình chỉ thi công. Tìm hiểu rõ nguyên nhân và đề xuất những phương án để xử lý nhanh. Và báo cáo cấp trên để xin chỉ thị.
  • Những đầu mối phải chịu trách nhiệm về sai phạm và những phát sinh trong quá trình thi công.
  • Phối hợp với các bên liên quan lập biên bản nghiệm thu những hạng mục đã hoàn thành và thực hiện đúng quy trình nghiệm thu công trình.
Công việc của một giám sát công trình

Theo dõi và quản lý công trình thi công

  • Thường xuyên cập nhật những thông tin, tình trạng tiến độ công trình xây dựng tại hiện trường.
  • Kiểm tra những công tác thi công của các nhà thầu để đảm bảo sự hài hòa và thống nhất với những hạng mục chính.
  • Nhanh chóng và xử lý kịp thời những sai sót trong hồ sơ, tổ chức thi công để báo cáo ngay cơ quan tiềm ẩn.
  • Hướng dẫn và kiểm tra hồ sơ thực hiện quản lý chất lượng đội thi công và nhà thầu phụ.
  • Xác nhận khối lượng công việc và nghiệm thu công trình đã hoàn thành đảm bảo mục tiêu và chất lượng.
  • Tham gia và thẩm định tiêu chuẩn thiết kế kỹ thuật cho các dự án phân công.
  • Hồ sơ các phòng ban dự thầu.
  • Thực hiện những công việc theo chỉ thị của cấp trên.

Mức lương Kỹ sư giám sát xây dựng hiện nay

Theo những thông tin ghi nhận hiện nay thì mức lương của kỹ sư giám sát xây dựng (giám sát công trình) dao động trong khoảng từ 8-20 triệu/tháng. Tuy nhiên, mức lương còn phụ thuộc vào quá trình làm việc, kinh nghiệm làm việc và quy mô hoạt động công trình, dự án xây dựng.

Để làm tốt được vị trí này cần phải đòi hỏi ở một kỹ sư giám sát xây dựng có kiến thức chuyên môn vững chắc và kỹ năng làm việc thành thạo. Đặc biệt, thái độ làm việc nghiêm túc, khách quan, trung thực có khả năng đánh và và phân tích, xử lý những tình huống, vấn đề xảy ra trong quá trình thi công đúng quyền hạn để đảm bảo chất lượng và tiến độ của công trình, dự án xây dựng không làm lãng phí nguồn đầu tư.

►Tìm hiểu ngay: Timviec.com.vn giúp bạn nhanh chóng tìm kiếm được công việc như ý muốn.

Chi tiết thông tin cho Giám sát xây dựng: Kinh nghiệm làm việc tại công trình ít nhất 5 năm trở lên…

Giám sát xây dựng là gì?

Giám sát xây dựng (Construction Supervision)

Giám sát xây dựng – danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Construction Supervision.

Giám sát xây dựng là việc công trình xây dựng được giám sát về chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động và bảo vệ môi trường trong quá trình thi công.

Việc giám sát xây dựng công trình phải bảo đảm các yêu cầu sau:

a) Thực hiện trong suốt quá trình thi công từ khi khởi công xây dựng, trong thời gian thực hiện cho đến khi hoàn thành và nghiệm thu công việc, công trình xây dựng;

b) Giám sát thi công công trình đúng thiết kế xây dựng được phê duyệt, tiêu chuẩn áp dụng, qui chuẩn kĩ thuật, qui định về quản lí, sử dụng vật liệu xây dựng, chỉ dẫn kĩ thuật và hợp đồng xây dựng;

c) Trung thực, khách quan, không vụ lợi.

Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong việc giám sát xây dựng

Về quyền

Tự thực hiện giám sát xây dựng khi có đủ điều kiện năng lực giám sát xây dựng và tự chịu trách nhiệm về việc giám sát của mình.

Đàm phán, kí kết hợp đồng giám sát xây dựng; theo dõi, giám sát và yêu cầu nhà thầu giám sát xây dựng thực hiện đúng hợp đồng đã kí kết.

Thay đổi hoặc yêu cầu tổ chức tư vấn thay đổi người giám sát trong trường hợp người giám sát không thực hiện đúng qui định.

Đình chỉ thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng giám sát xây dựng theo qui định của pháp luật.

Về nghĩa vụ

Lựa chọn tư vấn giám sát có đủ điều kiện năng lực phù hợp với loại, cấp công trình xây dựng để kí kết hợp đồng giám sát xây dựng trong trường hợp không tự thực hiện giám sát xây dựng.

Thông báo cho các bên liên quan về quyền và nghĩa vụ của tư vấn giám sát.

Xử lí kịp thời những đề xuất của người giám sát.

Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng giám sát xây dựng.

Lưu trữ kết quả giám sát xây dựng.

Bồi thường thiệt hại khi lựa chọn tư vấn giám sát không đủ điều kiện năng lực giám sát xây dựng, nghiệm thu khối lượng không đúng, sai thiết kế và các hành vi vi phạm khác gây thiệt hại do mình gây ra. 

Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu giám sát xây dựng

Về quyền

Tham gia nghiệm thu, xác nhận công việc, công trình đã hoàn thành thi công xây dựng.

Yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng công trình thực hiện đúng thiết kế được phê duyệt và hợp đồng thi công xây dựng đã kí kết.

Bảo lưu ý kiến đối với công việc giám sát do mình đảm nhận.

Tạm dừng thi công trong trường hợp phát hiện công trình có nguy cơ xảy ra mất an toàn hoặc nhà thầu thi công sai thiết kế và thông báo kịp thời cho chủ đầu tư để xử lí.

Từ chối yêu cầu bất hợp lí của các bên có liên quan.

Về nghĩa vụ

Thực hiện giám sát theo đúng hợp đồng.

Không nghiệm thu khối lượng không bảo đảm chất lượng; không phù hợp với tiêu chuẩn áp dụng, qui chuẩn kĩ thuật và theo yêu cầu của thiết kế công trình.

Từ chối nghiệm thu khi công trình không đạt yêu cầu chất lượng.

Đề xuất với chủ đầu tư những bất hợp lí về thiết kế xây dựng.

Giám sát việc thực hiện các qui định về an toàn, bảo vệ môi trường.

Bồi thường thiệt hại khi làm sai lệch kết quả giám sát đối với khối lượng thi công không đúng thiết kế, không tuân theo tiêu chuẩn áp dụng, qui chuẩn kĩ thuật, nhưng người giám sát không báo cáo với chủ đầu tư hoặc người có thẩm quyền xử lí và hành vi vi phạm khác do mình gây ra. (Theo Luật Xây dựng năm 2014)

>>> Tin liên quan: Hướng dẫn đấu thầu qua mạng

Chi tiết thông tin cho Giám sát công trình xây dựng là gì? Quyền và nghĩa vụ của giám sát xây dựng…

Giám sát thi công là gì?

Giám sát công trình hay còn được gọi là giám sát thi công: Là một trong những vị trí khá quan trọng chịu trách nhiệm về chất lượng về kỹ thuật, tiến độ công trình, an toàn lao động,… trong xây dựng bằng việc theo dõi, kiểm tra thường xuyên trong quá trình xây dựng công trình.

Công việc này đòi hỏi người giám sát phải có trình độ chuyên môn, có chứng chỉ hành nghề theo đúng quy định Nhà Nước ban hành. Giám sát viên là người đại diện và thay mặt cho chủ đầu tư chịu trách nhiệm giám sát, theo dõi, kiểm tra hiệu quả công việc, xử lý những vấn đề phát sinh, ngăn chặn kịp thời những sai sót xảy ra trong xây dựng và báo cáo, cập nhật tình hình cho chủ đầu tư biết.

Giám sát công trình liên quan trực tiếp đến chất lượng của dự án. Do đó, giám sát viên cần nghiêm túc thực hiện theo quy định về giám sát thi công xây dựng.  

Tại sao cần giám sát thi công xây dựng?

Ai cũng vậy thôi, khi xây dựng bất kỳ một công trình nào thì chủ đầu tư luôn là người lo lắng và chịu trách nhiệm tất cả các công việc liên quan như: An toàn lao động, vệ sinh môi trường, chất lượng thi công, tiêu chuẩn kỹ thuật, tiến độ công trình,… Tuy nhiên, nhà thầu không thể quán xuyến được tất cả các công việc nêu trên nên vị trí giám sát thi công được hình thành nhằm hỗ trợ các chủ đầu tư theo dõi các công việc khi thi công công trình.

Tóm lại, các bạn có thể hiểu giám sát công trình là người có chuyên môn, trình độ nhất định về xây dựng. Họ sẽ là người đại diện, thay mặt cho các chủ đầu tư theo dõi, giám sát, kiểm tra các công việc xây dựng ngoài công trường rồi báo cáo lại cho chủ đầu tư, hỗ trợ chủ đầu tư trong suốt quá trình xây dựng công trình. Vì thế, vị trí giám sát công trình rất quan trọng bởi nó quyết định thành công của dự án xây dựng.

Công việc cụ thể của giám sát thi công xây dựng

Giám sát công trình thi công

Hàng ngày giám sát hoạt động thi công tại công trường. 

Nhắc nhở người lao động tuân thủ các quy định về an toàn lao

Kiểm tra kỹ lưỡng chất lượng của vật liệu xây dựng.

Đốc thúc công nhân thực hiện đúng tiến độ.  Kịp thời phát hiện, tìm hiểu nguyên nhân và xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình giám sát công trình.

Giám sát công trình, kiểm tra và nhắc nhở mọi người các vấn đề về vệ sinh môi trường.

Theo dõi đội thợ phụ thi công, phát hiện sai sót và đưa ra phương án khắc phục kịp thời.

Xem xét, bàn bạc kết hợp đưa phương án thi công dựa vào tình hình thực tế.

Kiểm tra, phối hợp với các bên để nghiệm thu các hạng mục đã hoàn thành của dự án.

Yêu cầu các nhà thầu giải quyết nếu các hạng mục gặp vấn đề phát sinh.

Theo dõi và quản lý công trình thi công

Hỗ trợ hồ sơ cho hoạt động dự thầu của các phòng ban.

Theo dõi, cập nhật tình hình tiến độ thi công tại công trường thường xuyên. 

Nắm bắt kịp thời và xử lý những sai sót trong quá trình thi công và báo cáo với chủ đầu tư những nguy cơ tiềm ẩn

Rà soát sổ sách, số liệu của ban quản lý chất lượng và nhà thầu phụ.

Phân công công việc và nghiệm thu các hạng mục đã đạt tiêu chuẩn, chất lượng thi công công trình.

Thẩm định chất lượng kỹ thuật khi thi công công trình.

Chi tiết thông tin cho Giám sát thi công là gì? Quy trình giám sát thi công CHUẨN NHẤT…

II – Vai trò người giám sát thi công

1. Vị trí : một chức danh trong hoạt động xây dựng (tương tự chủ nhiệm dự án, chủ nhiệm khảo sát, chủ nhiệm thiết kế).
2. Chức năng: giám sát nhà thầu thi công trong quá trình xây dựng.
3. Nhiệm vụ: có 2 nhiệm vụ chính như sau
a) Theo dõi việc thực hiện các công việc của nhà thầu thi công bằng những biện pháp được ghi trong hợp đồng xây dựng, ở khâu xây và lắp trong quá trình thi công tại hiện trường.
b) Kiểm tra:
– Điều kiện khởi công xây dựng;
– Sự phù hợp năng lực nhà thầu thi công với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng (nhân lực, thiết bị; hệ thống quản lí chất lượng; giấy phép sử dụng máy móc, thiết bị, vật tư; phòng thí nghiệm và cơ sở sản xuất vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng phục vụ thi công);
– Chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt do nhà thầu thi công cung cấp (giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất; kết quả thí nghiệm của phòng thí nghiệm hợp tiêu chuẩn và kết quả kiểm định chất lượng thiết bị của các tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận; khi nghi ngờ thì kiểm tra trực tiếp);
– Kiểm tra biện pháp thi công;
– Kiểm tra quá trình triển khai công việc ở hiện trường (ghi nhật kí giám sát hoặc biên bản kiểm tra);
– Xác nhận bản vẽ hoàn công;
– Tổ chức nghiệm thu;
– Tập hợp, kiểm tra tài liệu phục vụ nghiệm thu của nhà thầu thi công;
– Phát hiện sai sót, bất hợp lí về thiết kế để điều chỉnh hoặc yêu cầu nhà thầu điều chỉnh;
– Tổ chức kiểm định lại khi nghi ngờ về chất lượng công trình;
– Chủ trì giải quyết vướng mắc giữa các bên liên quan;


4. Quyền hạn:
– Yêu cầu điều chỉnh;
– Dừng thi công;
– Yêu cầu khắc phục hậu quả;
– Từ chối nghiệm thu;
5. Năng lực:
– Trình độ: đại học trở lên
– kinh nghiệm: tham gia thiết kế, thi công, giám sát ít nhất 5 năm
– Đào tạo: qua lớp bồi dưỡng giám sát thi công;
– Được cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát ;
6. Phạm vi hoạt động:
– Không gian: phạm vi thi công của nhà thầu;
– Thời gian: thường xuyên, liên tục trong quá trình thi công;
7. Mối quan hệ:
– Nhà thầu thi công;
– chủ đầu tư;
– Tư vấn thiết kế;
– Chuyên gia một số lĩnh vực trong thiết kế, thi công.
8. Ngoại lệ:
– Ngoài thiết kế quy định
– Sự cố công trình
Nguồn dữ liệu:
– Hồ sơ thiết kế: thuyết minh, bản vẽ;
– Chỉ dẫn kĩ thuật, biện pháp thi công trong hợp đồng;
– Qui chuẩn xây dựng;
– Tiêu chuẩn xây dựng (bắt buộc).
Sản phẩm
– Xác nhận để nghiệm thu hay không nghiệm thu

III – Đặc thù của quá trình xây dựng

Ảnh minh họa

Quá trình này có thể chia làm 3 thời kì: thời kì chuẩn bị, thời kì thi công và thời kì hoàn thiện công trình. Mỗi thời kì có những đặc điểm riêng.
Trong thời kì chuẩn bị, trước tiên phải kiểm tra những điều kiện để khởi công xây dựng công trình như có mặt bằng xây dựng để bàn giao toàn bộ hoặc từng phần theo tiến độ xây dựng do chủ đầu tư xây dựng công trình và nhà thầu thi công thoả thuận. Các tồn tại trong việc giải phóng mặt bằng thi công công trình cần phải giải quyết, thoả thuận về các biện pháp và trách nhiệm cụ thể của mỗi bên. Xác lập hệ thống cọc mốc định vị cơ bản phục vụ thi công. Phần mặt bằng cần làm rõ đường thi công và các vật kiến trúc di dời, các mỏ vật liệu cần được khai thác sớm. Đối với công trình thủy lợi-thủy điện thì việc dọn lòng hồ và di dời dân là công việc rất phức tạp cần có thời gian. Tiếp theo là kiểm tra giấy phép xây dựng (chú ý đến các công trình đang tồn tại ở xung quanh công trường để khi xây dựng không gây hư hại (do nổ mìn, do đóng cọc gây lún xung quanh, do tiêu nước làm mất nguồn nước sinh hoạt của cộng đồng xung quanh). Đồng thời đảm bảo khoảng cách qui định đối với công trình vệ sinh, kho chứa hoá chất độc hại), thiết kế bản vẽ thi công cùng các chỉ dẫn kĩ thuật của hạng mục công trình đã được phê duyệt.Trong thực tế, để xây dựng công trình có nhiều phần khuất như công trình thuỷ lợi hoặc trải dài theo tuyến như công trình giao thông thì trong hồ sơ thiết kế thường có những sai sót ở những mức độ khác nhau. Có 3 nhóm sai sót:
Nhóm 1: Gồm những sai sót đơn giản có thể bổ khuyết mà không cần sửa lại thiết kế.
1. Không làm đúng yêu cầu về hệ thống hồ sơ thiết kế và tiêu chuẩn của hệ thống kiểm tra tài liệu, cụ thể trong công việc làm thủ tục hồ sơ thiết kế.
2. Làm hồ sơ thiết kế nhưng không sử dụng những mẫu chuẩn, mô hình bảng tính sẵn, các định mức dự toán tổng hợp, các bản vẽ trang trí mẫu, các phần tiêu chuẩn hoá của bản vẽ.
3. Bản vẽ không ghi đầy đủ, sai tỉ lệ qui định
4. Sao chép các bộ phận của bản vẽ, cấu kiện, chi tiết, và cụm tiêu chuẩn hoá in trong các tập sưu tầm và sản xuất đại trà hiện hành, sao chép lời thuyết minh.
5. Các thiếu sót không đáng về kích thước, cao trình hoặc bỏ qua không theo đúng qui định.
6. Không tận dụng phương pháp in bản vẽ nhanh nhất
7. Thiếu các ý kiến phản biện, góp ý kiến của chuyên gia chính trong từng lĩnh vực hoặc của bộ phận liên quan.
Nhóm 2: gồm những sai sót phải tính thêm (sửa lại) trong bản thiết kế hoặc là thêm một số phần.
1. Thiếu phần luận chứng đối với nhiệm vụ thiết kế, giải thích điều kiện kĩ thuật, giải pháp kĩ thuật chính của thiết kế được duyệt
2. Không làm đúng định mức, nguyên tắc xây dựng và các định mức khác dẫn tới phải sửa lại tài liệu.
3. Tài liệu thiết kế không được lập đầy đủ họăc chưa đồng bộ
4. Sai sót lớn trong tính toán khối lượng, chọn đơn giá, lập bảng nhu cầu vật tư, thiết bị, nhiệm vụ đề ra cho các đơn vị.
5. Sai sót lớn trong tính toán kết cấu xây dựng và chọn thiết bị vận hành, gây ra những thay đổi lớn.
6. Sử dụng lại các kết cấu, chi tiết thiết bị không còn phù hợp
7. Sử dụng những biện pháp không kinh tế
8. Sử dụng các kết cấu chịu tải, các thiết bị vận hành thiếu những tính toán cần thiết.
9. Thiếu những phương án cần thiết để chọn lựa các giải pháp thiết kế tiết kiệm nhất.
10. Giữa những bản vẽ tính toán và các bộ phận của bản vẽ thiết kế thiếu sự chuyển tiếp nhau.
11. Sử dụng không đúng vật liệu hiếm nhập ngoại.
12. Thiếu hoặc không đầy đủ các phương sách chống nhiễm bẩn, chống ổn, bảo về môi trường ( kể cả đất thổ nhưỡng)
13. Không có quy trình công nghệ để chế tạo lắp ráp các chi tiết kết cấu thiết bị
14. Trong thiết kế thi công thiếu các giải pháp công xưởng hoá, sử dụng lao động xây dựng nhiều, không hợp lý.
15. Thiếu sự thoả thuận của cơ quan giám định nhà nước đối với tồn tại về tiêu chuẩn nhà nước và đinh mức, nguyên tắc xây dựng và các tài liệu khác. Đặc biệt thiếu sự thoả thuận về an toàn cháy nổ và an toàn điện.
16. Chất lượng giải pháp thiết kế thấp(so với chuẩn hoặc công trình đã xây dựng tương tự)
Nhóm 3: gồm những vi phạm không cho phép sử dụng hồ sơ thiết kế hiện có hoặc phải sửa lại toàn bộ
1. Thiếu nhiệm vụ thiết kế và các quy định về kỹ thuật
2. Sai lệch lớn về khối lượng và giá trị dự toán dẫn đến làm sai lệch về giá trị xây dựng thực của công trình
3. Vi phạm định mức, nguyên tắc xây dựng, ảnh hưởng đến độ tin cậy của kết cấu.
4. Thiếu sự an toàn trong v n hành, đặc biệt an toàn về cháy nổ và an toàn điện
5. Những bản vẽ thiết kế đặc thù riêng thiếu luận cứ khi lập ra
6. Mức độ chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và chất lượng các giải pháp thấp hơn quy định
7. Giá trị xây dựng của công trình thiết kế, ở giai đoạn thiết kế kỹ thuật cao hơn so với vốn đầu tư dự kiến trong giai đoạn chứng kinh tế kĩ thuật.
Hợp đồng xây dựng ghi rõ các công việc cần tiến hành, yêu cầu về chất lượng, có biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh môi trường xung quanh, thống nhất biện pháp thi công.
Trong việc kiểm tra năng lực của nhà thầu phải ghi rõ chủng loại và số lượng các dụng cụ đo lường, trắc đạc, phương tiện lấy mẫu kiểm tra chất lượng mà mỗi nhà thầu thi công cần có ở công trường. Các nguyên tắc khi lấy mẫu và đem mẫu đi thí nghiệm. Nguyên tắc thông báo và xử lí kết quả thí nghiệm.
Trong giai đoạn thi công chia ra các giai đoạn: chuyển bước thi công đơn giản và chuyển bước thi công quan trọng.
Các giai đoạn chuyển tiếp bước thi công đơn giản :
– Mặt bằng thi công;
– Tim mốc định vị thi công của hạng mục hoặc bộ phận công trình hoặc của công trình;
– Hố móng trước khi đổ bê tông hoặc trước khi đắp đất;
– Cốt liệu cát, đá, xi măng, nước, ván khuôn, cốt thép và các vật đặt sẵn trong bê tông trước khi đổ bê tông;
– Phần đánh rỉ trước khi sơn;
– Các bộ phận cơ khí gia công hoặc mua ở các nhà máy trươc khi đưa xuống hiện trường và ở hiện trường trước khi lắp đặt.
Các giai đoạn chuyển bước thi công quan trọng :
Cần chú ý những điểm sau:
– Khi nghiệm thu hố móng: Phải có ý kiến đánh giá, kết luận của chủ nhiệm địa chất và chủ nhiệm đồ án về địa chất thực tế của nền so với tài liệu khảo sát thiết kế và biện pháp xử lí nền. Phải có hồ sơ (chứ không phải sơ đồ) hoàn công công trình hội đồng nghiệm thu cơ sở.
– Khi nghiệm thu móng cọc phải thực hiện nghiệm thu trước khi đào móng nếu là đóng cọc âm. Đơn vị xây lắp lập bản vẽ hoàn công giai đoạn này, và trình chủ đầu tư tiến hành nghiệm thu hố móng.
– Đối với nghiệm thu khô trước khi thông nước như cống, kênh, tràn, trước khi cho ngập nước, khi ngăn sông. Các đơn vị xây lắp phải lập hồ sơ hoàn công cho các phần việc đã hoàn thành và phải cam kết chịu mọi phí tổn về sửa chữa và phục vụ cho yêu cầu về sửa chữa (nếu có) do thi công chưa đảm bảo gây nên.
Trường hợp nghiệm thu khô trước khi thông nước cho các công trình trên kênh của hồ chứa, trạm bơm có qui mô nhỏ, ít quan trọng thì có thể xem xét cân nhắc ở phiên họp đầu tiên của hội đồng nghiệm thu cơ sở để uỷ quyền cho ban nghiệm thu cơ sở tiến hành nghiệm thu. Khi đó đơn vị xây lắp vẫn phải lập hồ sơ hoàn công để trình ban nghiệm thu cơ sở kiểm tra đánh giá nghiệm thu.
– Đối với công tác đắp đập hoặc kênh bằng phương pháp đầm nén tuỳ theo biện pháp dẫn dòng thi công hoặc phân đoạn thi công mà qui định các giai đoạn chuyển bước thi công quan trọng. Khi nghiệm thu đơn vị xây lắp phải lập hồ sơ hoàn công trình hội đồng nghiệm thu cơ sở.
Nghiệm thu các hạng mục công trình đã xây dựng xong đưa vào sử dụng:
Chỉ có hạng mục công trình đã xây dựng xong sau khi vận hành thử và kiểm tra đủ khả năng chịu tải, công suất làm việc như thiết kế qui định mới được nghiệm thu để đưa vào sử dụng.
Trường hợp có thể phát huy hiệu quả từng phần do chủ đầu tư hoặc đơn vị xây lắp yêu cầu trong quá trình lập biện pháp tiến độ tổ chức thi công đã được phê duyệt, hội đồng nghiệm thu cơ sở có thể thoả thuận tiến hành nghiệm thu từng đoạn trong một hạng mục kênh, lần lượt từ đầu mối đến một công trình điều tiết, từ cống điều tiết đó đến công trình điều tiết phía sau… Ở công trình hồ chứa nước hay trạm bơm, hoặc là từng đoạn kênh của công trình trên kênh đào ở đồng bằng sông Cửu Long như là nghiệm thu hạng mục công trình đã xây dựng xong đưa vào sử dụng theo đúng các điều quy định đã nêu ở trên
Trong giai đoạn kết thúc xây dựng – Tổng hợp các bản nghiệm thu để bàn giao đưa công trình vào sử dụng theo các qui định như sau: bảo đảm các yêu cầu về nguyên tắc, nội dung và trình tự bàn giao công trình đã xây dựng xong đưa vào sử dụng theo qui định của pháp luật xây dựng; bảo đảm an toàn trong vận hành, khai thác khi đưa công trình vào sử dụng.
Nhà thầu thi công xây dựng công trình có trách nhiệm hoàn thiện thi công xây dựng, thu dọn hiện trường, lập bản vẽ hoàn công và chuẩn bị các tài liệu để phục vụ việc nghiệm thu công trình và bàn giao công trình. Để đảm bảo công trình đang được xây dựng thoả mãn với tất cả mọi yêu cầu của nhiệm vụ thiết kế, thể hiện cụ thể ở bản vẽ thiết kế và phù hợp với các qui chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng; khi nghi ngờ về chất lượng, chủ đầu tư kiểm định lại chất lượng bộ phận công trình, hay hạng mục công trình và công trình xây dựng. Nội dung như sau:
a) Xem xét sự thi hành hợp đồng xây dựng có thực hiện đúng yêu cầu về khối lượng, chất lượng đã qui định.
b) Kiểm soát nội dung công việc theo các thời gian khác nhau
c) Thử nghiệm để xác nhận sản phẩm đã phù hợp chưa với những yêu cầu của qui chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng
Để phục vụ nội dung trên cần nghiên cứu những chỉ đạo tác nghiệp sau:
1. Những yêu cầu về qui trình kĩ thuật:
– Trong hợp đồng phải nêu rõ những yêu cầu thuộc quy trình kỹ thuật nhất thiết bên nhận phải đạt được nó là chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản là thông số kỹ thuật trong công nghệ thi công.Ví dụ:công trình đất phải quy định rõ dung trọng thành phần hạt…công trình bê tông phải đạt cường độ, độ chống thấm…lắp máy phải đạt độ đồng tâm,khe hở, cửa van phải đạt độ kín nước… trong công nghệ thi công đất phải đủ thiết bị đầm trong thi công bê tông phải có đồng bộ thiết bị trộn, chuyển, đầm phù hợp với cường độ thiết kế….
– Quy định những yêu cầu của các bên để đạt được theo quy trình kỹ thuật đề ra.
Ngoài ra còn có một số yêu cầu cho phép thực hiện theo mức độ giới hạn nhất định nhưng chỉ áp dụng ở hạng mục không quan trọng, khối lượng nhỏ hoặc dùng để chỉ đạo trong quá trình thi công.
2. Sự kiểm tra:
– Những yêu cầu chung cho kiểm tra nghiên cứu và thử nghiệm xác định trong những điều khoản thuộc về điều kiện chung của hợp đồng, còn những yêu cầu chi tiết tiêu chuẩn kiểm tra và những phương pháp thử nghiệm được đặt ra trong suốt quá trình thực hiện quy trình kỹ thuật, cán bộ kiểm tra tiến hành công việc bằng các phương pháp trực quan, đo lường, thử nghiệm, chia hai loại kiểm tra
– Kiểm tra tổng hợp:phần này hoàn toàn do người thực hiện lấy ở vốn đầu tư công trình nhằm nghiệm thu công trình đưa vào vận hành sử dụng.
– Kiểm tra tác nghiệp:nhằm điều chỉnh lại quy trình công nghệ để đạt dất lượng theo yêu cầu và nghiệm thu để chuyển giai đoạn thi công – phần này chủ yếu dựa vào tài liệu tự kiểm tra của bên nhận thầu cung cấp, kết hợp sự quan sát tại hiện trường của bên chủ đầu tư
3. Phòng thí nghiệm:
Ngoài phần thí nghiệm do bên nhà thầu tiến hành cần có hoặc hợp đồng phòng thí nghiệm của bên chủ đầu tư nhằm kiểm tra, kiểm định các số liệu còn nghi ngờ do bên nhà thầu cung cấp như vật liệu, cấu kiện, thiết bị có đúng theo yêu cầu thiết kế không ? Qua đó công nhận
– Quy trình kỹ thuật đã và đang thực hiện;
– Vật tư, vật liệu, thiết bị được chọn lọc đúng yêu cầu thiết kế.
Trong một công trường tốt nhất xây dựng 1 phòng thí nghiệm cho cả chủ đầu tư và nhà thầu sử dụng. Phòng thí nghiệm này cần có ngay từ lúc mới khởi công để đảm bảo chất lượng công trình. Trong thực tế thi công tại một số công trình lớn thì sau một thời gian từ 3 đên 6 tháng (thậm chí 1 năm) công nghệ thi công mới ổn định, lúc đó mới đảm bảo chất lượng, còn trong giai đoạn trên các tiêu chí kĩ thuật của sản phẩm dao động với khoảng cách lớn. Phòng thí nghiệm cần có nhân viên kĩ thuật huấn luyện đầy đủ để đảm đương các khâu thí nghiệm. Những mẫu thí nghiệm cần chia ra:
– Loại mẫu quản lí: do kĩ sư có trách nhiệm thực hiện lấy để quản lí chất lượng ở mỗi giờ, mỗi ngày để kịp thời điều chỉnh công nghệ thi công.
– Loại mẫu đã nghiệm thu, thanh toán, thay đổi theo qui mô và một loại công tác, được cơ quan thiết kế yêu cầu và ghi trong hợp đồng. Dựa trên mẫu này để lập số kiểu thí nghiệm gốc, đối chiếu với yêu cầu cần thiết kế.
– Loại mẫu để kiểm tra bằng dụng cụ tự ghi giúp việc chính xác hoá các số đo của thiết bị.
4. Hồ sơ thi công:
Hồ sơ thi công phải hoàn chỉnh, tài liệu cơ sở của hồ sơ là bản vẽ thiết kế gốc có sự điều chỉnh, bổ sung thay đổi do thực tế thi công đặt ra, cùng với các yêu cầu của qui định kĩ thuật. Trong hồ sơ phản ánh cả kết quả thí nghiệm, đo lường, báo cáo và ảnh chụp… trong các qui phạm có qui định chi tiết nội dung và số lượng từng loại hồ sơ. hồ sơ gốc do b lập, bên a sẽ bổ sung một số tài liệu kiểm tra tổng hợp.
Bản vẽ hoàn công là cơ bản nhất trong tập hồ sơ đó, do vậy chủ đầu tư khi nghiệm thu nhất thiết không được bỏ qua bản vẽ này; nhiều trường hợp lấy nguyên bản vẽ thiết kế làm hồ sơ gốc, khiến cho hồ sơ này hoàn toàn không có giá trị trong quá trình thi công.

IV. Tổ chức giám sát

Do đặc điểm công trình xây dựng và đặc thù của quá trình xây dựng nên người giám sát thi công cần có một một số khả năng.
1. Kỹ năng và phẩm chất
– Trình độ học vấn: đại học;
– Bồi dưỡng kiến thức: kỹ thuật cũng như nghiệp vụ (cách xem xét các quá trình; phỏng vấn và giao tiếp; thu thập dữ liệu;phân tích và đánh giá thông tin; lập báo cáo về những phát hiện; hiểu các tiêu chuẩn, qui chuẩn; hoạch định và tổ chức đánh giá; hiểu đặc điểm kỹ thuật và nguyên tắc hoạt động của lĩnh vực giám sát thi công);
– Phẩm chất cá nhân: có khả năng làm việc tập thể; tin cậy với mọi người; trung thực; dúng giờ; kỹ lưỡng; nói chuyện thu hút; phát âm rõ; kiên trì; không vụ lợi; khách quan; chính xác; nhã nhặn; nhạy cảm; hiếu kỳ; nghiêm khắc; giao tiếp tốt;
– Khả năng quản lý: xác định mục tiêu; lập kế hoạch; truyền đạt trong nhóm; lập tiêu chuẩn đánh giá; giám sát và đo lường tiến độ;
– Trau dồi năng lực: luôn cập nhật kiến thức (tiêu chuẩn hệ thống chất lượng, những yêu cầu, thủ tục và phương pháp đánh giá); tham gia các khóa huấn luyện để củng cố kiến thức và kỹ năng;
– Ngôn ngữ: ngoài ngôn ngữ giao tiếp thông thường (tiếng Việt, tiếng Anh v.v.) đánh giá chất lượng còn liên quan đến ngôn ngữ kỹ thuật (thuật ngữ) chuyên biệt đối với đặc thù sản phẩm hay quá trình sản xuất;
– Đạo đức nghề nghiệp: nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của đạo đức nghề nghiệp để có thể xử sự một cách đúng đắn khi thực thi trách nhiệm của mình. Không được tiến hành công việc dựa trên cảm tình hoặc thành kiến;tôn trọng nguyên tắc bảo mật;cần linh động xử lý để đạt được mục tiêu.
2. Phương pháp đánh giá
– Phương pháp truy tìm: dùng để đánh giá một quá trình;
– Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên; khám phá những gì đang diễn ra trong thực tế;
– Phương pháp xem xét từng yếu tố;
– Phương pháp đánh giá theo chức năng.
3. Kỹ năng đánh giá
– Phỏng vấn;
– Quan sát;
– Thẩm tra và kiểm chứng;
– Phân tích dữ liệu.

V. Bài tập thực hành

1. Hiểu những khái niệm quan trọng của thuạt ngữ. Gắn mỗi khái niệm xếp theo thứ tự chữ cái vào với mỗi câu tương ứng xếp theo thứ tự chữ số:
a/ Điều kiện khởi công
b/ Giám sát thi công
c/ Bản vẽ hoàn công
d/ Tiêu chuẩn xây dựng bắt buộc
e/ Điều kiện thi công
g/ Qui chuẩn xây dựng
h/ Giám sát tác giả
i/ Chủ đầu tư
k/ Hoạt động xây dựng
l/ Tiêu chuẩn xây dựng
1/ Để xây dựng công trình phải tiến hành các công việc: qui hoạch, lập dự án đầu tư, khảo sát, thiết kế, thi công, giám sát thi công.
2/ Khi xây dựng công trình ở những vùng nằm trong hoạt động chấn động của vỏ trái đất, thiết kế và thi công bắt buộc phải áp dụng những qui định của nhà nước.
3/ Trong thi công bê tông phải tuân thủ trình tự thực hiện của qui phạm thi công và nghiệm thu kết cấu bê tông.
4/ Mọi dự án xây dựng phải làm rõ người sở hữu vốn.
5/ Trong quá trình thi công phải giám sát để bảo đảm thi công đúng bản vẽ thiết kế.
6/ Khi mở công trường xây dựng phải có mặt bằng, giấy phép, thiết kế bản vẽ thi công, hợp đồng xây dựng, vốn, biện pháp thi công.
7/ Nhà thàu thi công phải có đăng ký, năng lực tư vấn giám sát, chỉ huy trưởng công trình, chứng chỉ năng lực thi công xây dựng theo hạng 1 2 3 tùy theo phân cấp công trình,  thiết bị thi công
8/ Khi thi công xây dựng công trình phải theo dõi, kiểm tra về chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động và vệ sinh môi trường.
9/ Bản vẽ công trình, trong đó thể hiện kích thước thực tế so với kích thước thiết kế.
10/ Khi thiết kế phải chú ý : điều kiện khí hậu xây dựng, dịa chất thủy văn, thủy văn khí tượng, phân vùng động đất, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường, an toàn lao động.
2. Đúng/Sai
1/ Khi nghiệm thu bàn giao bộ phận công trình bê tông chỉ cần căn cứ vào những chỉ tiêu thí nghiệm của mẫu bê tông đã được đúc trước đây.
2/ Khi kích thước, thông số thực tế thi công phù hợp với kích thước, thông số thiết kế thì bản vẽ thiết kế thi công được dùng làm bản vẽ hoàn công.
3/Trọng lượng đơn vị khối bê tông tính theo định mức cấp phối không bao giờ nhỏ hơn 2,4T/m3.
4/ Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công chỉ cần thuyết minh và bản vẽ chi tiết.
5/ Khi phát hiện thi công sai thiết kế giám sát tác giả không có quyền yêu cầu nhà thầu dừng thi công.
6/ Sau khi công trình đã được nghiệm thu, bàn giao đưa vào vận hành thì không cần lưu trữ kết quả giám sát thi công.
7/ Nhật ký thi công công trình không chỉ có giá trị theo dõi tiến độ thi công mà còn giúp cho việc truy tìm nguyên nhân ảnh hưởng chất lượng công trình.
8/ Khi nghiệm thu bàn giao bộ phận công trình đập đất chỉ cần căn cứ vào những chỉ tiêu thí nghiệm từng lớp đất đắp trong quá trình lên đập.
9/ Trong quá trình thi công đập tràn bê tông người ta phát hiện tường cánh thượng lưu được thi công đã nghiệm thu nay có vết nứt dài, tương đối thẳng, độ rộng khe nứt khoảng dưới 1mm, trông như 1 sợi chỉ. Nhóm giám sát đưa ra 3 nguyên nhân gây nứt: do nổ mìn khi đào móng gần tường, do tường bị lún không đều, do hiện tượng ứng suất nhiệt của bê tông. Nguyên nhân nào đúng? Nguyên nhân nào sai? Vì sao?
10/ Khi kiểm tra điều kiện thi công của nhà thầu, phát hiện thiếu giấy phép xây dựng, chủ đầu tư vẫn cho tiếp tục thi công và yêu cầu bổ sung giấy phép.
3. Bài tập
Để thi công công trình bê tông, căn cứ vào khối lượng công việc, định mức và năng lực nhà thầu, đã xác định thời gian để hoàn thành từng việc như sau:
– Thi công bê tông móng trạm trộn bê tông :15 ngày;
– lắp trạm trộn và chạy thử: 30 ngày;
– Song song với việc lắp trạm trộn, vận chuyển cát, đá, xi măng về kho của trạm trộn 20 ngày;
– Thí nghiệm vật liệu, điều chỉnh cấp phối: 45 ngày;
– Đổ bê tông, dưỡng hộ, kiểm tra lấy mẫu, nghiệm thu đưa vào sử dụng: 30 ngày.
Hãy xác định:
– Tổng độ dài xây dựng công trình là bao nhiêu ngày ?
– Những công việc nào phải tuân thủ chặt chẽ về thời gian (không có thời gian dự trữ).

( Nguồn: GS.TS Vũ Trọng Hồng – Trường Đại Học Thủy Lợi)

Chi tiết thông tin cho Kỹ năng và kinh nghiệm khi làm tư vấn giám sát thi công…

Giám sát thi công xây dựng là gì

Giám sát thi công xây dựng là một vị trí công việc mà người làm về công việc này phải chịu trách nhiệm về vấn đề theo dõi cũng như là kiểm soát về khối lượng trong cả công trình thi công theo như đúng tiêu chuẩn về kỹ thuật hiện hành, đam bảo được về các tiến độ và thời gian thi công công trình cùng với vấn đề an toàn lao động. Người mà nhận việm vụ về công việc giám sát thi công xây dựng thì phải là những kỹ sư có được những chứng chỉ hành nghề theo đúng như quy định mà pháp luật đề ra.

Kỹ sư giám sát thi công xây dựng chính là người đại diện cho chủ đầu tư, có nhiệm vụ là theo dõi, kiểm tra, báo cáo cũng như là xử lý và sử dụng mẫu biên bản nghiệm thu trong quá trình nghiệm thu các công việc có liên quan đến tại công trình xây dựng. Một công trình xây dựng có chất lượng ra sao, tốt hay dở là đều phụ thuộc hết vào tinh thần cũng như là trách nhiệm công việc của người kỹ sư giám sát. Và, trong mỗi công trình, phần việc của người tư vấn giám sát công trình sẽ nhiều ít khác nhau. Thông thường là người giám sát các hoạt động khảo sát, thi công, tư vấn giám sát. Theo dõi tiến độ triển khai công trình. Điều tra, thu thập số liệu hiện trạng trong công tác đền bù và giải phóng mặt bằng…

Thường thì trong một công trình thi công sẽ có đến 2 loại hình giám sát:

Đầu tiên là đơn vị tư vấn giám sát, hay còn được gọi tắt là bên A: Đây là bên mà được người chủ đầu tư thuê về và có nhiệm vụ là tư vấn về tất cả những gì mà có liên quan đến công trình xây dựng cũng như là giám sát về công tác ti công của các nhà thầu đang xây dựng trên cở sở là một bản vẽ được thiết kế đã được công ty thiết kế kiến trúc lập. Ở phía bên đơn vị giám sát chính là đơn vị mà đứng ra để tư vấn giám sát cũng như là chịu trách nhiệm trên chủ đầu tư cũng như là về pháp luật và chất lượng của các công trình.

Bên tiếp theo chính là bên giám sát thi công hay còn được gọi là bên kỹ thuật B, giám sát B: Ở bên này thì công việc chủ yếu chính là triển khai các bản vẽ đã được thiết kế trên thực địa cùng với đó là việc chỉ đạo, và kiểm tra những công nhân đang thi công theo bản vẽ, theo hồ sơ đã được thiết kế, hồ sơ đã được trúng thầu mà chủ đầu tư phê duyệt.

Những kỹ sư trong tổ chức tư vấn xây dựng muốn được hành nghề tư vấn giám sát công trình phải có trình độ đại học trở lên thuộc ngành phù hợp với lĩnh vực hành nghề xin đăng ký và đã trực tiếp tham gia công ty tư vấn thiết kế, thi công xây dựng hoặc giám sát thi công xây dựng công trình ít nhất 5 năm, đã qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng.

Chất lượng của một công trình tùy thuộc vào người tư vấn giám sát công trình. Người giám sát giỏi, có đạo đức thì công trình có chất lượng và ngược lại. Chính vì thế, để trở thành một tư vấn giám sát công trình không là điều đơn giản. Và nếu không có đạo đức, người giám sát dễ nhắm mắt trước những bất hợp lý khi thi công.

Quy trình giám sát thi công công trình xây dựng

Một quy trình giám sát thi công đạt chuẩn sẽ đảm bảo cho công trình sau khi hoàn hiện có độ an toàn và đạt chất lượng tốt nhất. Quy trình giám sát thi công xây dựng giúp công trình hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo những yêu cầu về kỹ thuật đặt ra.

Quy trình này có thể tóm lược lại trong 8 bước:

Bước 1: Kiểm tra hồ sơ thiết kế

Bước đầu tiên đó là kiểm tra tổng thể hồ sơ thiết kế cũng như chỉ dẫn kỹ thuật thi công công trình.

Đánh giá kỹ lưỡng hồ sơ thiết kế thi công của công trình xây dựng, thẩm tra dự toán và các yêu cầu kỹ thuật để phát hiện những thiếu sót và sớm có những biện pháp nhằm khắc phục hậu quả hoặc bổ sung thêm những điều kiện, điều khoản nhằm đảm bảo tính an toàn và chất lượng cho công trình.

Bước 2: Xây dựng kế hoạch giám sát thi công

Căn cứ vào hồ sơ thiết kế cùng với các quy định kỹ thuật khác, kỹ sư chính sẽ lập một kế hoạch giám sát cụ thể để đảm bảo chất lượng công trình.

Bước 3: Đánh giá hồ sơ thiết kế thi công

Đây là bước kiểm tra, rà soát lại toàn bộ hồ sơ thiết kế thi công trong từng hạng mục. Đảm bảo công trình được thực hiện theo đúng quy chuẩn và tiêu chí về kỹ thuật.

Bước 4: Giám sát từng hạng mục xây dựng

Tại bước 4. Kỹ sư giám sát sẽ đảm đương trách nhiệm giám sát chặt chẽ từng hạng mục cụ thể. Đảm bảo các số liệu kỹ thuật đúng với thiết kế, kịp thời phát hiện ra những lỗi sai sót trong quá trình thi công.

Bước 5: Đảm bảo tiến độ thi công

Thường xuyên đôn đốc và giám sát chặt chẽ tiến độ thi công nhằm bám sát tiến độ theo kế hoạch đặt ra. Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nhằm rút ngắn thời gian thi công.

Bước 6: Quản lý giá thành xây dựng

Theo đókỹ sư cần theo sát, tính toán và báo cáo tình hình về chênh lệch giá vật liệu xây dựng tại thời điểm thi công và trên hồ sơ giấy tờ để điều chỉnh và cân đối dự toán chi phí.

Bước 7: Lập báo cáo định kỳ

Thường xuyên lập báo cáo định kỳ hàng tuần, hàng tháng về những sai sót, những điểm hạn chế. Tiếp đó là đưa ra giải pháp khắc phục để kịp thời xử lý.

Bước 8: Nghiệm thu công trình

Công đoạn cuối cùng của quá trình là nghiệm thu từng hạng mục và toàn bộ công trình đảm bảo chất lượng bàn giao đưa vào sử dụng công trình.

Chi tiết thông tin cho Quy trình giám sát thi công xây dựng…

Vị trí giám sát công trình là gì?

Giám sát công trình hay còn được gọi là giám sát xây dựng, giám sát thi công,… – một vị trí quan trọng trong lĩnh vực xây dựng. Vị trí công việc này phụ trách việc kiểm soát và theo dõi chất lượng, các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành để đảm bảo công trình xây dựng đạt chuẩn về thi công, an toàn lao động cũng như thời hạn quy định.

Người đảm nhận vị trí giám sát công trình bắt buộc phải có trình độ Kỹ sư và chứng chỉ hành nghề theo quy định hiện hành của Nhà nước. Giám sát là người đại diện chủ thầu chịu trách nhiệm trong việc theo dõi, cập nhật tình hình báo cáo và xử lý hiệu quả công việc liên quan đến thi công công trình xây dựng.

Giám sát công trình là vị trí đảm nhiệm vai trò rất quan trọng trong xây dựng

Đây là công việc có ảnh hưởng trực tiếp đến dự án nên người giám sát công trình phải đảm bảo thực hiện nghiêm túc, tuân thủ theo đúng quy trình và quy định của pháp luật hiện hành.

Mô tả chi tiết công việc của giám sát công trình

Giám sát công trình là làm gì? Chắc hẳn đây là thắc mắc của nhiều ứng viên khi tìm hiểu về công việc này. Dưới đây là mô tả công việc của giám sát công trình đầy đủ và chi tiết nhất.

Giám sát hoạt động thi công của nhà thầu chính

– Theo dõi các hoạt động thi công hàng ngày của nhân công tại công trường.
– Kiểm tra, nhắc nhở nhân công thi công theo đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật.
– Kiểm tra chất lượng các loại vật liệu, vật tư xây dựng được đưa vào công trình.
– Đốc thúc đội ngũ thi công làm việc nhằm đảm bảo tiến độ xây dựng công trình.
– Trường hợp phát hiện các sai phạm về chất lượng – tiêu chuẩn kỹ thuật – an toàn thi công thì đình chỉ quá trình thi công để tìm ra nguyên nhân và phối hợp với các bên liên quan để xử lý.
– Kiểm soát các vấn đề liên quan đến an toàn lao động và vệ sinh môi trường tại khu vực công trình đang thi công.
– Giải quyết những vấn đề phát sinh ở công trình.

Công việc của giám sát thi công chủ yếu là quản lý đội ngũ nhân công tại công trường

Giám sát hoạt động của nhà thầu phụ

– Kiểm tra bản thiết kế chi tiết hệ thống điện, hệ thống thông gió – điều hòa, thiết bị vệ sinh – cấp thoát nước, hệ thống phòng cháy – chữa cháy của công trình.
– Theo dõi quá trình thi công của các đội thầu phụ, kịp thời phát hiện những sai sót liên quan đến hồ sơ, tổ chức thi công và đưa ra cảnh báo các nguy cơ tiềm ẩn.
– Bàn bạc, phối hợp với các bên liên quan để thay đổi phương án thi công tùy vào tình hình thực tế.

Giám sát thi công kiểm tra công trình thực tế, đốc thúc tiến độ

Phối hợp với các bên liên quan nghiệm thu công trình

– Phối hợp với những đơn vị liên quan tổ chức nghiệm thu những hạng mục đã hoàn thành, nghiệm thu toàn bộ công trình thi công (với nhà thầu chính và các nhà thầu phụ).
– Tiến hành lập bản nghiệm thu về chất lượng, khối lượng công trình phân công.
– Trường hợp phát hiện hạng mục nào chưa đáp ứng yêu cầu thì phối hợp với nhà thầu đưa ra hướng giải quyết.

Một số nhiệm vụ khác

– Tiến hành lập và quản lý hồ sơ chất lượng công trình được giao.
– Lập và kiểm tra hồ sơ thanh toán với chủ đầu tư/nhà thầu chính, nhà thầu phụ, đơn vị cung cấp vật liệu, tổ đội thi công.
– Làm báo cáo định kỳ các hạng mục công việc theo yêu cầu.

>>> Có thể bạn quan tâm: Việc làm chỉ huy trưởng công trình đầy đủ và chi tiết nhất

Mô tả công việc của giám sát thi công chi tiết nhất

Chi tiết thông tin cho Giám sát công trình và tất tần tật những điều cần biết | CareerBuilder.vn…

Từ khóa người dùng tìm kiếm liên quan đến Giám Sát Xây Dựng

tin tuc fbnc, fbnc online, fbnc hd, fbnc, fbnc youtube, tin tuc, thoi su, tin tuc kinh te, thoi su kinh te, vietnam economic, vietnam economic news, tin tuc online, thoi su online, vietnam 24h, thoi su hom nay, Vietnam News, vietnam news 2017, vietnam news broadcast

Ngoài những thông tin về chủ đề Giám Sát Xây Dựng này bạn có thể xem thêm nhiều bài viết liên quan đến Thiết kế nội thất khác tại đây nhé.

Vậy là chúng tôi đã cập nhật những thông tin hot nhất, được đánh giá cao nhất về Giám Sát Xây Dựng trong thời gian qua, hy vọng những thông tin này hữu ích cho bạn.

Cảm ơn bạn đã ghé thăm. Hãy thường xuyên truy cập chuyên mục Sàn gỗ để update thêm nhé! Hãy like, share, comment bên dưới để chúng tôi biết được bạn đang cần gì nhé!

Nội dung liên quan  Mua Chung Cư Như Thế Nào - Trang cẩm nang thiết kế thi công nội thất

Bài viết liên quan

Back to top button