Sửa Nhà Có Cần Xin Giấy Phép Không – Trang cẩm nang thiết kế thi công nội thất
Sửa Nhà Có Cần Xin Giấy Phép Không có phải là thông tin về Thiết kế và thi công nội thất đang được bạn quan tâm tìm hiểu? Website Buynai sẽ giới thiệu cho bạn những thông tin mới nhất chính xác nhất về Sửa Nhà Có Cần Xin Giấy Phép Không trong bài viết này nhé!
Nội dung chính
Video: Có phải cứ mua nhà dưới 1 tỷ đồng thì được vay gói 30.000 tỷ?
Bạn đang xem video Có phải cứ mua nhà dưới 1 tỷ đồng thì được vay gói 30.000 tỷ? mới nhất thuộc chủ đề Nội thất & Văn phòng được cập nhật từ kênh FBNC Vietnam từ ngày 2014-06-24 với mô tả như dưới đây.
Theo quy định chung, nhà có giá tối đa 1,05 tỷ đồng, tương đương 15 triệu đồng/m2 x 70m2 thì thuộc diện được vay gói 30.000 tỷ. Nếu tôi mua nhà diện tích nhỏ hơn nhưng đơn giá cao hơn mà không vượt quá con số trên thì có được vay gói 30.000 tỷ không?
Sửa nhà có phải xin giấy phép không?
HieuLuat xin thông tin đến bạn như sau:
Căn cứ theo điểm g, điểm h khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng 2014, khi sửa chữa, cải tạo nhà ở có 2 trường hợp được miễn giấy phép xây dựng, bao gồm:
Thứ nhất là công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình.
Thứ hai là công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc.
Như vậy, các trường hợp sửa chữa, cải tạo nhà ở mà có các thay đổi như thay đổi kết cấu chịu lực, công năng sử dụng; làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình, thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc thì đều bắt buộc phải có giấy phép xây dựng.
Trường hợp của bạn là xây mới lại nhiều hạng mục thay đổi công năng, từ nhà chỉ để ở, sang nhà hỗn hợp (vừa ở vừa cho thuê kinh doanh) nên bạn phải xin giấy phép xây dựng.
Sửa nhà không xin phép phạt bao nhiêu?
Từ quy định trên có thể thấy, các công trình sửa nhà (ngoài hai trường hợp được miễn) đều phải xin giấy phép xây dựng.
Căn cứ theo khoản 7 Điều 16 Nghị định 16/2022 về vi phạm quy định về trật tự xây dựng quy định về mức xử phạt đối với hành vi sửa nhà không xin giấy phép như sau:
– Đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ: Phạt tiền từ 60 – 80 triệu đồng
– Đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình xây dựng khác: Phạt tiền từ 80 – 100 triệu đồng.
– Đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng: Phạt tiền từ 120 – 140 triệu đồng.
Ngoài ra, nếu công trình đã sửa chữa xong, có nghĩa hành vi vi phạm đã kết thúc sẽ buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm. (điểm c khoản 15 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP)
Nếu công trìn vẫn đang thi công xây dựng thì ngoài việc bị phạt tiền theo mức nêu trên còn phải tuân theo trình tự, thủ tục quy định như sau:
Nếu thuộc trường hợp đủ điều kiện cấp phép xây dựng hoặc điều chỉnh giấy phép xây dựng hoặc điều chỉnh thiết kế xây dựng mà đang thi công thì:
– Người có thẩm quyền có trách nhiệm lập biên bản vi phạm hành chính và yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm dừng thi công xây dựng công trình.
– Trong thời hạn 90 ngày đối với dự án đầu tư xây dựng, 30 ngày đối với nhà ở riêng lẻ kể từ ngày ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm phải hoàn thành hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng hoặc giấy phép xây dựng điều chỉnh hoặc thiết kế xây dựng điều chỉnh và có giấy phép xây dựng hoặc giấy phép xây dựng điều chỉnh hoặc thiết kế xây dựng điều chỉnh.
Hết thời hạn quy định nếu tổ chức, cá nhân vi phạm không xuất trình giấy phép xây dựng, người có thẩm quyền xử phạt ra văn bản thông báo yêu cầu tổ chức, cá nhân vi phạm tự phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm.
Chi tiết thông tin cho Sửa nhà có phải xin giấy phép không? Nếu không bị phạt thế nào?…
1. Các trường hợp sửa nhà cần xin cấp phép
Việc sửa nhà ở đây có hai trường hợp:
* Thứ nhất: Sửa nhà có thay đổi kết cấu chịu lực
Việc sửa nhà có làm thay đổi kết cấu chịu lực của căn nhà là việc sửa chữa này có làm thay đổi kết cấu hệ khung sườn của ngôi nhà như: Đúc thêm cầu thang hoặc đập cầu thang xương cá cũ để đúc cầu thang mới dạng bản; đúc thêm các cột; đúc thêm sàn; nâng thêm tầng; đúc thêm ô văng, sê nô, máng sối bê tông bằng cốt thép; gia cố lại móng, xử lý nghiêng nhà, lún nhà.
* Thứ hai: Sửa nhà nhưng không làm thay đổi kết cấu chịu lực
Việc sửa nhà không làm thay đổi kết cấu chịu lực của căn nhà là việc sữa chữa không thay đổi kết cấu hệ ngôi nhà như: Xây ngăn phòng, xây lại hộp gen; đập nhà vệ sinh cũ, xây nhà vệ sinh mới; nâng nền, ốp lát gạch lại, lăn sơn nước; thay đổi hệ thống ống nước, thay mới, sữa chữa hệ thống điện, hệ thống chiếu sáng; đóng thạch cao trần, đóng thạch cao ngăn phòng; lắp vách nhôm kính, vách kính, thay mái tôn bị dột; thay tôn mới, ngói mới, thay chân bồn nước; lắp đặt máy nước nóng năng lượng mặt trời; dán giấy dán tường, trang trí nội thất, trang trí ngoại thất,….
Bạn cần phải xin phép khi sửa chữa nhà trong trường hợp sau: Trong trường hợp ngôi nhà của bạn xuống cấp quá trầm trọng. Hơn nữa, diện tích nhà lại quá nhỏ không đủ để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của các thành viên trong gia đình. Bạn muốn cơi nới, làm thay đổi quy mô, kết cấu của ngôi nhà. Trong trường hợp này bạn bắt buộc phải xin giấy phép sửa chữa. Đồng thời phải chuẩn bị hồ sơ kiểm định móng trước khi tiến hành thi công. Để được cấp phép sửa chữa, cải tạo nhà bạn cần phải làm hồ sơ và trình lên các cơ quan có thẩm quyền để xin cấp phép.
2. Hồ sơ xin cấp phép sửa chữa nhà
Điều 47 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP quy định về hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp sữa chữa, cải tạo công trình, cụ thể như sau:
“Điều 47. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp sửa chữa, cải tạo công trình
1. Đơn đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình, nhà ở riêng lẻ theo Mẫu số 01 Phụ lục II Nghị định này.
2. Một trong những giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu, quản lý, sử dụng công trình, nhà ở riêng lẻ theo quy định của pháp luật.
3. Bản vẽ hiện trạng của các bộ phận công trình dự kiến sửa chữa, cải tạo đã được phê duyệt theo quy định có tỷ lệ tương ứng với tỷ lệ các bản vẽ của hồ sơ đề nghị cấp phép sửa chữa, cải tạo và ảnh chụp (kích thước tối thiểu 10 x 15 cm) hiện trạng công trình và công trình lân cận trước khi sửa chữa, cải tạo.
4. Hồ sơ thiết kế sửa chữa, cải tạo tương ứng với mỗi loại công trình theo quy định tại Điều 43 hoặc Điều 46 Nghị định này.
5. Đối với các công trình di tích lịch sử – văn hóa và danh lam, thắng cảnh đã được xếp hạng thì phải có văn bản chấp thuận về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình của cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa.”.
Như vậy để xin cấp giấy phép sữa chữa, cải tạo công trình bạn cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ như sau:
– Đơn đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình, nhà ở riêng lẻ (Mẫu số 01 Phụ lục II ban hành kèm theo nghị định số 15/2021/NĐ-CP);
– Các giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu, quản lý, sử dụng công trình nhà ở riêng lẻ theo quy định của pháp luật;
– Bản vẽ hiện trạng của các bộ phận công trình dự kiến sửa chữa, cải tạo đã được phê duyệt theo quy định có tỷ lệ tương ứng với tỷ lệ các bản vẽ của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép sữa chữa, cải tạo và ảnh chụp hiện trạng các công trình và các công trình lân cận trước khi sữa chữa và cải tạo;
– Hồ sơ thiết kế sữa chữa, cải tạo tương ứng với mỗi loại công trình được quy định cụ thể theo Nghị định số 15/2022/NĐ-CP;
– Đối với những công trình là công trình di tích lịch sử – văn hóa và danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng thì phải có văn bản chấp thuận về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình của cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa.
Chi tiết thông tin cho Thủ tục xin cấp giấy phép sửa nhà ở năm 2022 như thế nào ?…
Khi nào sửa chữa, cải tạo nhà ở được miễn giấy phép?
Theo khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng năm 2014, khi sửa chữa, cải tạo nhà ở thì có 02 trường hợp được miễn giấy phép xây dựng gồm:
– Trường hợp 1: Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình;
– Trường hợp 2: Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc.
Như vậy, nếu không thuộc 02 trường hợp trên thì phải có giấy phép. Hay nói cách khác, khi sửa chữa, cải tạo nhà ở mà có những thay đổi sau thì phải có giấy phép:
+ Làm thay đổi kết cấu chịu lực;
+ Làm thay đổi công năng sử dụng;
+ Làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình;
+ Làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc.
02 trường hợp sửa chữa cải tạo nhà ở được miễn giấy phép (Ảnh minh họa)
Thủ tục xin giấy phép cải tạo, sửa chữa nhà ở
* Chuẩn bị hồ sơ:
– Số lượng hồ sơ: Chủ đầu tư phải chuẩn bị 02 bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép sữa chữa, cải tạo nhà ở.
– Thành phần hồ sơ: Theo Điều 12 Thông tư 15/2016/TT-BXD, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp sửa chữa, cải tạo gồm các giấy tờ sau:
+ Đơn đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo nhà ở.
+ Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính một trong những giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu, quản lý, sử dụng công trình, nhà ở theo quy định của pháp luật hoặc bản sao giấy phép xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
+ Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính bản vẽ hiện trạng của bộ phận, hạng mục công trình sửa chữa, cải tạo đã được phê duyệt theo quy định có tỷ lệ tương ứng với tỷ lệ các bản vẽ của hồ sơ đề nghị cấp phép sửa chữa, cải tạo và ảnh chụp (10 x 15 cm) hiện trạng công trình và công trình lân cận trước khi sửa chữa, cải tạo.
* Trình tự thực hiện
Bước 1: Nộp hồ sơ
– Nơi nộp: UBND cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh) nơi có nhà ở.
– Cách thức nộp: Chủ đầu tư gửi hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của UBND cấp huyện.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
– UBND cấp huyện có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép xây dựng;
– Kiểm tra hồ sơ;
– Nếu hồ sơ đầy đủ thì sẽ ghi giấy biên nhận và trao cho người nộp;
– Nếu hồ sơ không đầy đủ hoặc không đúng quy định thì hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ.
Bước 3. Xử lý yêu cầu
Bước 4. Trả kết quả
UBND cấp huyện trao cho chủ đầu tư Giấy phép kèm theo hồ sơ thiết kế trình xin cấp giấy phép xây dựng có đóng dấu của cơ quan có thẩm quyền.
Thời hạn giải quyết: Không quá 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (theo Quyết định 838/QĐ-BXD ngày 29/8/2016).
Lệ phí cấp giấy phép xây dựng: Theo Thông tư 250/2016/TT-BTC, lệ phí do HĐND cấp tỉnh quyết định nên lệ phí tại từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là khác nhau.
Kết luận: Chỉ có 02 trường hợp sửa chữa cải tạo nhà ở được miễn giấy phép. Nếu không thuộc trường hợp được miễn giấy phép thì chủ đầu tư phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, nộp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của UBND cấp huyện, nộp lệ phí và đợi kết quả.
>> 8 trường hợp xây dựng không phép, trái phép không bị phá dỡ.
Khắc Niệm
Chi tiết thông tin cho 2 trường hợp sửa chữa cải tạo nhà ở được miễn giấy phép…
Trong trường hợp nào phải xin giấy phép sửa nhà? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé
Theo quy định, nếu như bạn có nhu cầu sửa chữa nhà cửa, mà chỉ sửa nội thất trong nhà như sơn sửa, thay gạch nền … tức là chỉ thay đổi về mặt kiến trúc bên trong căn nhà, không liên quan tới phần diện tích xây dựng hay kết cấu công trình thì bạn vẫn phải xin giấy phép sửa nhà.
Nhưng giấy phép sửa nhà này chỉ cần xin ở phường. Bởi việc sửa nhà ở khi chưa xin phép sẽ gặp rắc rối khi quản lý đô thị kiểm tra.
Đơn xin sửa chữa nhà trên không tốn chi phí và thủ tục làm đơn giản.
Trong trường hợp bạn muốn xây thêm tầng thì việc xin giấy phép sửa nhà là điều cần thiết. Giấy phép xây dựng này sẽ do UBND cấp quận nơi nhà bạn đang chuẩn bị sửa chữa cấp phép.
Thủ tục sửa nhà nâng tầng thường phức tạp hơn giấy phép xây dựng mới bởi khi bạn sửa nhà nâng tầng, tăng diện tích xây dựng, thay đổi kết cấu công trình thì nhà bạn phải có hồ sơ kiểm định móng và giấy phép xây dựng nhà.
Hồ sơ này do Quận cấp phép.
Hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng sửa chữa, cải tạo gồm:
-
- Đơn đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình, nhà ở, theo mẫu tại Phụ lục số 16;
- Giấy tờ về quyền sử dụng đất; (sổ hồng hoặc sổ đỏ)
- Các bản vẽ hiện trạng của bộ phận, hạng mục công trình được cải tạo có tỷ lệ tương ứng với tỷ lệ các bản vẽ của hồ sơ đề nghị cấp phép sửa chữa, cải tạo và ảnh chụp (10×15 cm) hiện trạng công trình và công trình lân cận trước khi sửa chữa, cải tạo; Trường hợp có ảnh hưởng đến kết cấu công trình thì phải có báo cáo kết quả khảo sát, đánh giá chất lượng kết cấu cũ liên quan đến các hạng mục cải tạo và các biện pháp gia cố xác định đủ điều kiện để sửa chữa, cải tạo
Đối với các công trình di tích lịch sử, văn hoá và danh lam, thắng cảnh đã được xếp hạng, thì phải có văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo phân cấp.
Các tài liệu khác của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng
Số lượng hồ sơ: 1 bộ
Thời gian theo quy định là 21 ngày từ ngày nộp hồ sơ.
Chi phí nộp ngân sách Nhà nước khoảng 200.000 VND – 500.000 VND. (Chưa tính chi phí bản vẽ)
Quy trình xin phép xây dựng sửa chữa nhà ở ?
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ sở xây dựng của quận nơi bạn sinh sống.
Khi nhận hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng, Sở Xây dựng sẽ kiểm tra đầy đủ thành phần hồ sơ theo quy định:
-
-
- Trường hợp thành phần hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ thì viết biên nhận, ghi rõ ngày hẹn trả kết quả cho người nộp.
- Trường hợp thành phần hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ thì hướng dẫn cho người nộp hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
-
Bước 3: Thụ lý, giải quyết hồ sơ, cấp giấy phép xây dựng (thời hạn giải quyết tối đa 20 ngày làm việc).
Trường hợp hồ sơ chưa đủ điều kiện để cấp giấy phép xây dựng theo quy định thì phải có văn bản hướng dẫn đầy đủ, một lần cho chủ đầu tư biết để thực hiện.
Bước 4: Nhận kết quả (Giấy phép xây dựng hoặc văn bản hướng dẫn) tại bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Sở Xây dựng.
1 số mức phạt đối với hành vi không xin phép xây dựng
Tại Khoản 1 Điều 12 và Khoản 3 Điều 13 Nghị định 121/2013/NĐ – CP có quy định:
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không gửi văn bản thông báo ngày khởi công cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xây dựng công trình và cơ quan cấp giấy phép xây dựng theo quy định;
b) Không gửi văn bản phê duyệt biện pháp tổ chức thi công bảo đảm an toàn cho công trình xây dựng và công trình lân cận đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xây dựng công trình trước khi khởi công xây dựng công trình;
c) Không phê duyệt biện pháp tổ chức thi công theo quy định.
3. Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp phép sửa chữa, cải tạo như sau:
a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ ở nông thôn hoặc công trình xây dựng khác không thuộc trường hợp quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản này;
b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ ở đô thị;
c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với xây dựng công trình thuộc trường hợp phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình hoặc lập dự án đầu tư xây dựng công trình.
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Điện thoại: 0775 496 496 – 0366 829 829
Email: xaydungtruongtuyen@gmail.com
Xem thêm
Báo giá xây nhà phần thô | xây nhà trọn gói tại quận 1 | Báo giá xây nhà trọn gói | Dịch vụ sửa nhà giá rẻ | sửa chữa nhà quận 1 | sửa chữa nhà quận 2 | sửa chữa nhà quận 3 | sửa chữa nhà quận 4 | sửa chữa nhà quận 5 | sửa chữa nhà quận 6 | sửa chữa nhà quận 7 | sửa chữa nhà quận 8 | sửa chữa nhà quận 9 | sửa chữa nhà quận 10 | sửa chữa nhà quận 11 | sửa chữa nhà quận 12 | sửa chữa nhà quận Tân Bình | sửa chữa nhà quận Gò Vấp | sửa chữa nhà quận Bình Tân | sửa chữa nhà quận tân phú | sửa chữa nhà quận Bình Thạnh | sửa chữa nhà quận Phú Nhuận | sửa chữa nhà Thủ Đức | Dịch vụ phá dỡ công trình | Xem tuổi sửa nhà | Sửa chữa căn hộ chung cư | Trong trường hợp nào phải xin phép khi sửa nhà | Báo giá sửa nhà trọn gói | Thi công trần thạch cao tại TP HCM | Dịch vụ chống thấm dột tại TPHCM | Dịch vụ sơn nhà | Xây nhà trọ giá rẻ | Sửa chữa văn phòng tại TP HCM | Dịch vụ nâng nền | Xây Dựng Trường Tuyền | xây nhà tiền chế
Theo Gia đình Việt Nam
Chi tiết thông tin cho Trong trường hợp nào phải xin giấy phép sửa nhà? xem để hiểu rõ hơn…
Bảng Báo Gía Xây Nhà Phần Thô Tại TP Hồ Chí Minh
Đại số gia đình Việt khi có ý định để xây dựng một ngôi nhà hay dự án gì thì thường có sở thích lựa chọn vật liệu hoàn thiện để phù hợp với gu thẩm mỹ của bản thân nói riêng, cũng như đại gia đình nói chung. Để dễ dàng cho việc quý khách tìm hiểu và lựa chọn cho mình một đơn vị thi công xây dựng hơn, nay công ty xin gửi đến quý khách một bài viết nói về dịch vụ xây nhà phần thô gồm những gì để quý vị tham khảo?.
Trong quá trình tư vấn làm việc với khách hàng, công ty chúng tôi nhận thấy bảng báo giá xây dựng phần thô nói riêng; bảng báo giá xây nhà trọn gói nói chung luôn là vấn đề đầu tiên khách hàng quan tâm. Bởi báo giá của nhà thầu cần nằm trong khả năng tài chính của gia đình; để gia chủ dễ dàng đưa ra quyết định xây nhà theo hình thức nào.
Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng; là một trong những công ty xây nhà phần thô uy tín chất lượng, hàng đầu TP Hồ Chí Minh; Trường Tuyền không chỉ báo giá xây nhà phần thô chi tiết chính xác; mà còn giúp cho rất nhiều khác hàng hiểu hơn về hình thức này qua những thông tin được chúng tôi chia sẻ dưới đây.
Xem Thêm: >>> Xây nhà không có giấy phép bị phạt bao nhiêu tiền
Báo giá xây nhà phần thô mới nhất được cập nhật mới nhất năm 2022
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến báo giá xây nhà phần thô. Ví dụ như diện tích xây dựng, công năng sử dụng, điều kiện thi công của công trình. Do đó, để có báo giá xây nhà chính xác nhất; chúng ta nên có thiết kế sơ bộ mặt bằng công năng trước; sau đó tiến hành bóc tách dự toán chi phí chi tiết theo khối lượng công việc cũng như chất lượng vật tư cụ thể.
Dưới đây, Trường Tuyền sẽ cung cấp cho bạn báo giá xây nhà phần thô tại TP Hồ Chí Minh sơ bộ; để bạn có thêm nguồn thông tin nhằm dự trù chi phí xây nhà. Để biết báo giá chính xác và chi tiết nhất; bạn có thể liên hệ với Trường Tuyền qua hotline 0775 496 496, chúng tôi luôn sẵn lòng tư vấn 24/7!
Bảng báo giá xây nhà phần thô năm 2022 được Trường Tuyền cập nhật thường xuyên; giúp chủ đầu tư nắm được chính xác đơn giá xây dựng nhà phần thô ở từng giai đoạn.
- Bảng giá trên áp dụng cho quý 4- năm 2022 cho đến khi có cập nhật mới trên website.
- Đơn giá thi công trên theo hình thức khoán gọn công trình.
- Đơn giá trên áp dụng cho công trình có tổng diện tích xây dựng từ 350m2 trở lên
- Nếu quý khách có bản vẽ đầy đủ và có nhu cầu thì công ty sẽ báo giá theo bảng dự toán chi tiết công trình.
- Đơn vị thi công sẽ lập bảng báo giá chính xác gởi chủ đầu tư sau khi nhận được bản vẽ thiết kế đầy đủ và xác nhận loại vật tư hoàn thiện với chủ đầu tư.
Vật liệu được sử dụng trong xây nhà phần thô gồm những gì?
Chi tiết thông tin cho Dịch Vụ Xây Nhà Phần Thô Uy Tín Và Bảng Báo Giá Mới Nhất Năm 2022…
Báo Giá Xây Nhà Trọn Gói Uy Tín Chuyên Nghiệp Tại Thành Phố Hồ Chí Minh
Ngày nay dịch vụ xây nhà trọn gói tại thành phố Hồ Chí Minh đang rất phát triển. Nhiều công ty hoạt động với quy mô lớn nhỏ, cũng rất đa dạng và phổ biến. Điều này tất yếu sẽ khiến bảng báo giá xây nhà trọn gói có sự chênh lệch về đơn giá giữa hai công ty khá nhiều điều mà bạn đang tìm hiểu.
“Có nên xây nhà trọn gói hay không?” luôn là câu hỏi được khá nhiều gia chủ quan tâm nhất. Bởi hiện nay công ty xây dựng – thiết kế mọc lên ngày càng nhiều để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành lân cận, do vậy việc quan trọng đầu tiên là tìm được công ty xây nhà uy tín có nhiều kinh nghiệm, đủ khả năng đáp ứng được yêu cầu của mỗi gia chủ đặt ra.
Nếu bạn đang muốn tìm đơn vị xây dựng nhà trọn gói uy tín, đảm bảo chất lượng thì đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây? Ngày nay thì dịch vụ xây nhà trọn gói đã và đang đáp ứng được mọi nhu cầu của rất nhiều khách hàng, có lẽ vậy nên những công ty chuyên xây nhà trọn gói giá rẻ tại thành phố Hồ Chí Minh không phải là thuật ngữ quá xa lạ hiện nay.
Dịch Vụ Xây Nhà Trọn Gói Là Gì? Thì Hãy Xem Những Chia Sẻ Từ Chúng Tôi Nhé.
Như quý vị đang tìm hiểu thì xây nhà trọn gói là hình thức xây thành một ngôi nhà mà chủ đầu tư sẽ ký kết và giao cho một đơn vị thi công xây dựng thực hiện từ đầu đến cuối của công trình. Chi tiết hơn là đơn vị xây dựng thực hiện hoàn toàn từ khâu lập dự án, khảo sát, rồi thủ tục pháp lý cho tới lựa chọn vật tư, lắp đặt thiết bị nội ngoại thất, thi công xây dựng đều do nhà thầu xây dựng lo hết,.. cho đến khâu bàn giao hay nói dễ hiểu hơn là chìa khóa trao tay. Việc mà gia chủ cần làm là dọn đồ đến ở mà thôi.
Dù nguồn kinh phí xây nhà ít hay nhiều, xây dựng nhà lớn hay nhỏ thì chủ nhà không thể thiếu công đoạn lựa chọn nhà thầu và tìm hiểu đơn giá xây dựng trên thị trường xây dựng ngày nay, có rất nhiều gói xây nhà từ vật tư giá rẻ, giá trung bình, cho tới gói chất lượng cao, để quý vị lựa chọn. Tuy nhiên chúng tôi có lời khuyên đến quý vị là khi lựa chọn đơn giá xây nhà trọn gói thì ?.
Nên chọn mức giá trung bình trở lên nhé vì tiền nào thì của đó thôi, đấy là thực tế rồi không bàn cãi được đâu. Vật tư cho phần thô chúng ta cần phải chọn loại vật tư có chất lượng cao khi tiến hành xây nhà. Vật tư xây thô có chất lượng thì ngôi nhà xây lên mới vững chắc về kết cấu, và bền đẹp theo thời gian. Không chỉ quyết định về thẩm mỹ, cấu trúc mà còn đảm bảo sự an toàn cho ngôi nhà của chúng ta sau khi dọn về và bắt đầu cuộc sống mới. Vật tư thiết bị hoàn thiện thì tùy vào khả năng tài chính để lựa chọn cho phù hợp, phần này chúng ta có thể thay thế bất cứ lúc nào phải không.
Chi tiết thông tin cho Báo Giá Xây Nhà Trọn Gói Chi Tiết Mới Nhất Năm 2022 Tại Hồ Chí Minh…
Dịch Vụ Sửa Nhà Theo Yêu Cầu Tại TP Hồ Chí Minh
Hiện nay trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, có rất nhiều ngôi nhà hiện đã cũ và xuống cấp nghiêm trọng, rất cần cải tạo cũng như sửa chữa lại một số hạng mục cho căn nhà được vừa ý và phù hợp nhu cầu sửa dụng của mình hơn. Cho dù ngôi nhà của quý vị hiện nay đã cũ và xuống cấp do đã quá nhiều năm sử dụng. Vì vậy bạn muốn sửa chữa những chi tiết nhỏ hoặc bạn muốn thiết kế lại một số hạng mục cho ngôi nhà bạn có sự thay đổi về không gian nhà cho được thẩm mỹ hơn.
Sửa chữa cải tạo nhà được xem như là “cuộc cách mạng” thay đổi lại toàn bộ không gian sống của gia đình quý vị. Chủ nhà không chỉ cần đầu tư tiền bạc, mà còn cần dành thời gian và công sức; để giúp ngôi nhà đã cũ được mặc lên chiếc áo mới xinh đẹp và tinh tế hơn. Để cho việc sửa nhà được diễn ra thuận lợi; chủ nhà cần nắm được những điều cơ bản sau đây về dịch vụ sửa nhà mà chúng tôi gửi đến quý bạn đọc.
*Là một trong những công ty chuyên về lĩnh vực xây dựng và sửa chữa, cải tạo nâng cấp nhà hàng đầu tại TP Hồ Chí Minh; với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng; Trường Tuyền sẽ chia sẻ thật chính xác, chi tiết những thông tin về việc sửa nhà ở bài viết dưới đây. Chúng tôi tin rằng, những kiến thức này sẽ giúp quá trình sửa nhà của gia đình bạn diễn ra thuận lợi, nhanh chóng hơn.
Những lưu ý khi sửa chữa, cải tạo nhà cũ quý khách hàng cần biết.
Những lưu ý dựa trên kinh nghiệm thực tế mà công ty chúng tôi chia sẻ dưới đây chắc chắn sẽ giúp gia chủ nắm rõ những điều cần chú ý trong quá trình sửa chữa, nâng cấp cải tạo nhà.
Xác định mục đích của việc sửa nhà
Điều quan trọng nhất khi sửa nhà chính là gia chủ cần xác định được mục đích của việc sửa chữa nhà. Bạn cần sửa chữa nhà cho rộng rãi thoáng mát hơn? Hay bạn cần sửa để kinh doanh? Sửa để cho thuê lại hoặc bán lại?…Mục đích của việc sửa chữa nhà ở sẽ quyết định đến thiết kế căn nhà; vật tư sử dụng cũng như chi phí hoàn thành. Thêm vào đó, gia chủ cần chia sẻ cụ thể hạng mục nào trong nhà mình cần sửa với nhà thầu; để nhà thầu nắm được và lên phương án tư vấn chính xác, hợp lý nhất.
Tham khảo kỹ báo giá sửa chữa nhà có chi tiết hay không
Chủ đầu tư cần tham khảo kỹ càng dự toán báo giá; đơn giá phải chi tiết từng hạng mục của đơn vị khảo sát trước khi ký hợp đồng. Thêm vào đó, gia chủ cũng nên có dự trù kinh phí dư ra so với dự toán 10%. Trường Tuyền khuyên bạn nên lựa chọn những đơn vị sửa nhà uy tín; ưu tiên số 1 nên là những công ty xây dựng. Bạn không nên thuê thợ qua giới thiệu vì những lý do dưới đây:
- Vì là đối tác do người quen giới thiệu nên khó thương lượng hơn.
- Không rõ đơn vị thi công có đủ chuyên môn, kinh nghiệm và đội thợ có được đào tạo bài bản không.
- Báo giá các hạng mục thi công không rõ ràng; dễ phát sinh chi phí khi bắt đầu thi công.
- Quá trình bảo hành sau khi bàn giao nhà không đảm bảo; không theo hẹn vì người quen nên khất từ ngày này sang ngày kia.
Sửa nhà và xây nhà khác nhau như thế nào ?
Không giống như việc xây một ngôi nhà mới, vì đã có “định mức giá thị trường, tính bằng m2 xây dựng”. Việc sửa chữa rắc rối hơn vì không thể tính gọn trên mét vuông xây dựng như nhà mới, nên các gia chủ phải “bận tâm” hơn nhiều, để tính được đơn giá sửa chữa nhà. Bạn sẽ không biết chắc mình phải chi ra bao nhiêu tiền, vì trong quá trình sửa chữa nhà cửa, còn có thể sẽ phát sinh thêm những vấn đề mà bản thân bạn không tính trước được.
Giữa việc cải tạo sửa chữa lại nhà và xây nhà mới hoàn toàn, thì gia chủ nên cân nhắc việc cải tạo trước bởi việc cải tạo sẽ giúp tiết kiệm từ 60 đến 70% chi phí so với xây mới hoàn toàn. Như vậy, nếu xét về kinh tế thì sửa chữa chính là phương án tối ưu hơn rồi.
Nói về giá cả thông thường sẽ thay đổi lên xuống theo từng tháng hoặc hàng quý, vật liệu xây dựng cũng không ngoại lệ, vì vậy công ty chúng tôi luôn cập nhật bảng báo giá sửa chữa nhà theo từng tháng. Để cung cấp đến khách hàng đơn giá sửa chữa nhà một cách nhanh chóng và chính xác nhất có thể.
Chi tiết thông tin cho Sửa Nhà Theo Yêu Cầu Tư Vấn Báo Gía Miễn Phí Chi Tiết Trước Khi Làm…
Giấy phép sửa chữa nhà là gì?
Giấy phép sửa chữa nhà là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân để sửa chữa, cải tạo công trình.
Giấy phép sửa nhà là yếu tố quan trọng đầu tiên bạn phải nắm rõ nếu muốn sửa chữa cải tạo nhà ở.
Như vậy, ngay khi có ý định sửa chữa nhà ở bạn cần phải xin giấy phép xây dựng từ các cơ quan có thẩm quyền. Đồng thời trình tự thủ tục xin giấy phép phải tuân thủ theo quy định Pháp Luật.
Khi nào cần xin giấy phép xây dựng sửa chữa nhà ở?
Bộ Luật Xây Dựng 2014 cũng có quy định rõ về hai trường hợp sửa nhà. Bao gồm trường hợp bắt buộc phải xin giấy phép xây dựng sửa chữa nhà ở và trường hợp được miễn giấy phép.
Cụ thể:
Trường hợp bắt buộc phải xin cấp giấy phép sửa chữa nhà ở
Đó là sửa nhà có thay đổi kết cấu chịu lực, thay đổi kết cấu khung sườn ngôi nhà. Bao gồm:
- Đúc thêm cột, thêm sàn, nâng tầng, đúc ô văng, máng xối, bê tông cốt thép
- Đúc thêm cầu thang, đập cầu thang cũ để đúc cầu thang mới.
- Gia cố lại móng, xử lý lún nhà, nghiêng nhà.
Bạn cần phải xin phép khi sửa chữa nhà trong trường hợp sau: Trong trường hợp ngôi nhà của bạn xuống cấp quá trầm trọng. Hơn nữa, diện tích nhà lại quá nhỏ không đủ để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của các thành viên trong gia đình. Bạn muốn cơi nới, làm thay đổi quy mô, kết cấu của ngôi nhà. Những trường hợp này bắt buộc phải xin cấp giấy phép từ Cơ quan có thẩm quyền theo trình tự Pháp luật quy định. Đồng thời phải chuẩn bị hồ sơ kiểm định móng trước khi tiến hành thi công. Để được cấp phép sửa chữa, cải tạo nhà bạn cần phải làm hồ sơ và trình lên các cơ quan có thẩm quyền để xin cấp phép.
Trường hợp sửa nhà được miễn xin cấp giấy phép sửa chữa nhà ở
- Sửa nhà nhưng không làm thay đổi kết cấu chịu lực, công năng sử dụng cũng như diện mạo ngôi nhà.
- Sửa nhà không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh và đảm bảo được yếu tố an toàn công trình.
- Sửa nhà làm thay đổi kiển trúc mặt ngoài nhưng không tiếp giáp với đường trong khu đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc.
Ví dụ điển hình về trường hợp này như là thay tôn mới, thay ngói mới, lắp máy nước nóng năng lượng, trang trí nội thất, trang trí ngoại thất.
Trường hợp này thì không cần xin cấp giấy phép sửa chữa cải tạo công trình. Vì thế, bạn có thể yên tâm tiến hành theo đúng như dự định bản thân.
Lưu ý: Đối với vấn đề giấy phép xây dựng nhà cấp 4: Nhà cấp 4, là từ ngữ quen thuộc của người dân. Nhà cấp 4 là nhà chỉ có tầng trệt mái lợp ngói, hoặc lợp tôn chúng ta khi nói về ngôi nhà không có lầu, lợp mái tôn, mái ngói, thường ở nông thôn. Vậy khi sửa nhà cấp 4 mà không nâng tầng, không thay đổi kết cấu thì không phải xin phép sửa chữa cải tạo, mà chỉ cần lên ủy ban xin phép rồi sửa chữa.
Chi tiết thông tin cho Giấy phép sửa chữa nhà (có cần phải xin phép sửa nhà) 2022 – Nhà Đẹp Số…
Các trường hợp không phải xin giấy phép xây dựng.
Cụ thể, khoản 2, Điều 89 của Luật này nêu chi tiết các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng như sau:
1. Công trình bí mật nhà nước, công trình xây dựng khẩn cấp.
2. Các công trình thuộc các dự án đầu tư công được kiểm toán bởi Thủ tướng, người đứng đầu các cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Chính phủ nhà nước, Văn phòng Chủ tịch, Văn phòng Quốc hội, các bộ, cơ quan cấp bộ, cơ quan chính phủ, cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các cấp quyết định đầu tư xây dựng.
3. Công trình xây dựng tạm thời theo quy định tại Điều 131 của Luật này ( là các công trình được xây dựng với một thời hạn cố định để phục vụ các mục đích xây dựng chính, được sử dụng để tổ chức các sự kiện hoặc hoạt động khác … )
4. Công trình sửa chữa hoặc cải tạo bên trong công trình hoặc công trình sửa chữa và cải tạo ngoại thất không liền kề với đường trong khu đô thị với các yêu cầu về quản lý kiến trúc theo quy định của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
Nội dung sửa chữa và cải tạo không thay đổi chức năng sử dụng, không ảnh hưởng đến sự an toàn của cấu trúc chịu tải của công trình, và phù hợp với quy hoạch xây dựng được phê duyệt bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu về an toàn, phòng chống cháy nổ và bảo vệ môi trường.
5. Công trình quảng cáo không phải là đối tượng cấp giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về quảng cáo; cơ sở hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động hoạt động theo quy định của Chính phủ;
6. Công trình xây dựng nằm trong khu vực của hai hoặc nhiều đơn vị hành chính cấp tỉnh, các công trình được xây dựng dọc theo các đường bên ngoài trung tâm đô thị theo quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch có tính chất kỹ thuật và chuyên ngành đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
7. Các công trình xây dựng đã được thông báo bởi một cơ quan xây dựng chuyên ngành về kết quả thẩm định thiết kế xây dựng, được triển khai sau khi thiết kế cơ bản, đủ điều kiện để phê duyệt thiết kế xây dựng và đáp ứng các điều kiện để cấp giấy phép. giấy phép xây dựng theo Luật này.
8. Nhà riêng biệt có quy mô dưới 07 tầng trong các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án đầu tư xây dựng nhà ở với quy hoạch chi tiết 1/500 đã được phê duyệt bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền .
9. Công trình xây dựng hạng IV, nhà riêng biệt ở khu vực nông thôn có kích thước dưới 07 tầng và ở những khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu vực chức năng hoặc quy hoạch xây dựng khu dân cư chi tiết khu vực nông thôn được phê duyệt bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
Công trình xây dựng lớp IV, nhà riêng biệt ở vùng núi và đảo trong khu vực không có quy hoạch đô thị hoặc quy hoạch xây dựng của các khu chức năng; ngoại trừ các công trình và nhà riêng biệt được xây dựng trong khu bảo tồn, di tích lịch sử-văn hóa.
10. Các nhà đầu tư xây dựng quy định trong các trường hợp 2, 6, 7, 8 và 9 ( đã đề cập ở trên ), ngoại trừ các nhà riêng biệt được chỉ định trong trường hợp 9 chịu trách nhiệm gửi thông báo về thời gian bắt đầu xây dựng, các tài liệu thiết kế xây dựng theo quy định sẽ được gửi đến cơ quan quản lý nhà nước địa phương phụ trách xây dựng để quản lý.
Chi tiết thông tin cho Các trường hợp sửa nhà không phải xin giấy phép xây dựng – Luật Quốc Bảo…
1. Sửa nhà có phải xin phép không?
Theo quy định của pháp luật thì về nguyên tắc trước khi khởi công xây dựng công trình, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật xây dựng, trừ các trường hợp được miễn giấy phép xây dưng.
Nếu như chủ nhà có nhu cầu sửa chữa, cải tạo nhà ở của mình mà chỉ sửa phần nội thất bên trong nhà như sơn lại tường, thay gạch nền, thay cửa mới, sơn tường, lát cầu thang, lắp thêm rèm… chi khi nào nhà ở sửa chữa thay dổi về mặt kiến trúc bên trong căn nhà, không không liên quan tới phần diện tích xây dựng, kết cấu công trình, thì chủ nhà vẫn phải xin giấy phép sửa nhà này ở ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn để tránh các trường hợp vi phạm xảy ra khi quản lý đô thị kiểm tra.
Pháp luật xây dựng quy định các công trình được miễn giấy phép xây dựng gồm:
+ Công trình bí mật nhà nước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp và công trình nằm trên địa bàn của hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên;
+ Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư;
+ Công trình xây dựng tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính;
+ Công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về hướng tuyến công trình;
+ Công trình xây dựng thuộc dự án khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và được thẩm định thiết kế xây dựng theo quy định của Luật này;
+ Nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở có quy mô dưới 7 tầng và tổng diện tích sàn dưới 500 m2 có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
Xem thêm: Hồ sơ, trình tự gói thầu sửa chữa tài sản cố định giá trị nhỏ
+ Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình;
+ Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc;
+ Công trình hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng và ở khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn được duyệt;
+ Công trình xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt; nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, trừ nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa;
+ Chủ đầu tư xây dựng công trình được miễn giấy phép xây dựng theo quy định tại các điểm b, d, đ và i khoản này có trách nhiệm thông báo thời điểm khởi công xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế xây dựng đến cơ quan quản lý xây dựng tại địa phương để theo dõi, lưu hồ sơ.
Thông thường thì chủ đầu tư khi làm thủ tục xin giấy phép xây dựng thì có các loại giấy phép bao gồm những loại như sau: Giấy phép xây dựng mới; Giấy phép sửa chữa, cải tạo; Giấy phép di dời công trình.
2. Thủ tục xin giấy phép sửa chữa nhà ở:
Do đó, trong trường hợp sửa chữa nhà cửa thì theo quy định pháp Luật xây dựng năm 2014 có hiệu lực từ 01/01/2015 cụ thể tại điểm g và điểm h khoản 2 Điều 89 Luật xây dựng thì các công trình không cần cấp giấy phép sửa chữa bao gôm: Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình; Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc;
Nếu trong trường hợp chủ nhà sửa chữa cải tạo nhà ở khi cần xin giấy phép thuộc các trường hợp cải tạo, xây dựng kết cấu chịu lực, công năng sử dụng thay đổi hoặc làm ảnh hưởng đến môi trường, an toàn công trình thì phải xin giấy phép xây dựng khi sửa chữa, cải tạo nhà ở theo quy định của pháp luật.
Xem thêm: Mẫu hợp đồng và phụ lục hợp đồng sửa chữa nhà trọn gói
Căn cứ theo quy định tại Điều 96 của Luật xây dựng năm 2014 khi cần xin giấy phép sửa nhà, chủ nhà cần làm “đơn đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo nhà ở” gửi UBND cấp huyện kèm theo bản vẽ, ảnh chụp hiện trạng của bộ phận, hạng mục công trình, nhà ở riêng lẻ đề nghị được cải tạo; bản sao một trong những giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu, quản lý, sử dụng nhà ở theo quy định của pháp luật.
Chủ nhà khi được cấp giấy phép phải tổ chức sửa chữa trong thời hạn 12 tháng theo giấy phép sửa chữa cải tạo nhà ở theo giấy phép và phải xây đúng theo giấy phép. Giấy phép sửa chữa sẽ hết hiệu lực nếu quá thời hạn trên. Chủ nhà khi đó sẽ phải xin lại giấy phép nếu muốn tiếp tục thi công hoặc phải làm đơn xin điều chỉnh giấy phép nếu muốn điều chỉnh hạng mục sửa chữa. Nếu gia chủ chưa thể tổ chức sửa chữa nhà sau 12 tháng thì có thể xin gia hạn giấy phép theo quy định của pháp luật.
Chủ nhà khi có nhu cầu xây dựng sửa chữa, cải tạo nhà ở của mình bị hư hỏng thì nộp hồ sơ lên cơ quan của nhà nước có thẩm quyền bao gồm những hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp cải tạo, sửa chữa như sau:
+ Đơn đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình nhà ở theo mẫu do cơ quan có thẩm quyền của nhà nước ban hành.
+ Một trong những giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu, quản lý, sừ dụng công trình, nhà ở theo quy định của pháp luật hoặc bản sao giấy phép xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;
+ Bản vẽ hiện trạng của bộ phận, hạng mục công trình sửa chữa, cải tạo đã được phê duyệt theo quy định có tỷ lệ tương ứng với tỷ lệ các bản vẽ của hồ sơ đề nghị cấp phép sửa chữa, cải tạo và ảnh chụp (10 X 15 cm) hiện trạng công trình và công trình lân cận trước khi sửa chữa, cải tạo;
+ Đối với các công trình di tích lịch sử, văn hoá và danh lam, thắng cảnh đã được xếp hạng, thì phải có văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo phân cấp;
+ Báo cáo kết quả thẩm định thiết kế của cơ quan chuyên môn về xây dựng đôi với công trình theo quy định phải được thẩm định thiết kế;
Xem thêm: Công trình sửa chữa cải tạo nhà thầu có phải bảo hành không?
+ Văn bản bản cam kết của chủ đầu tư bảo đảm an toàn cho công trình và công trình lân cận đối với công trình xây chen, có tầng hầm;
+ Quyêt định đầu tư đối với công trình yêu cầu phải lập dự án đầu tư xây dựng.
+ Chủ nhà nộp chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân còn có giá trị sử dụng và nộp sổ hộ khẩu của gia đình
+ Tùy từng quận sẽ yêu cầu nộp tờ khai lệ phí trước bạ theo quy định của pháp luật.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ nêu trên thì chủ nhà có thể nộp hồ sơ trực tiếp hoặc nộp trực tuyến hoặc nộp qua bưu điện đến bộ phận một cửa của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở bộ phận một cửa tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính rồi bộ phận sẽ chuyển cho cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân cấp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh là phòng quản lý đô thị có thẩm quyền giải quyết theo thẩm quyền.
Sau khi nhận được hồ sơ của chủ nhà có nhu cầu xin giấy phép cải tạo, sửa chữa nhà ở thì phòng quản lý đô thị sẽ thẩm định hồ sơ và kiểm tra thực dịa, soạn thảo kết quả giải quyết trình lãnh đạo cấp quận huyện ký duyệt.
Trong trường hợp mà hồ sơ hợp lệ thì sẽ hoàn thiện hồ sơ và chuyển kết quả giải quyết cho bộ phận một cửa vào sổ, đóng dấu và trả kết quả cho chủ nhà thực hiện thủ tục hành chính theo quy định. Trường hợp hồ sơ của chủ nhà không hợp lệ hoặc không đủ điều kiện để cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo thì sẽ trả lời bằng văn bản cho chủ nhà bổ sung hoàn thiện hồ sơ theo quy định hoặc không đủ điều kiện để cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo thì sẽ trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Thời hạn giải quyết thông thường là không quá ba mươi ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định của pháp luật.
Xem thêm: Hỗ trợ tiền xây dựng sửa chữa nhà cho thương binh
Lệ phí cấp giấy phép xây dựng khi sửa chữa cải tạo nhà ở hội đồng nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà ở sẽ có quy định mức lệ phí tại từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là tùy từng tỉnh là khác nhau căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương.
Thông thường, các quy định trên khi chủ nhà có nhu cầu cải tạo, sửa chữa nhà ở xuống cấp xin giấy phép xây dựng để sửa chữa, cải tạo chỉ áp dụng đối với nhà ở riêng lẻ thuộc quyền sử dụng của hộ gia đình, cá nhân bao gồm các loại nhà như nhà biệt thự, nhà ở liền kề và nhà ở độc lập.
Vì vậy, khi có nhà bị hư hỏng nặng cần có nhu cầu để cơ quan nhà nước có thẩm quyền để sửa chữa, cải tạo nhà ở nếu thuộc trường hợp thay đổi kết cấu công trình thì phải xin giấy phép sửa chữa theo quy định của pháp luật. Trường hợp nếu chủ nhà thuộc trường hợp xin giấy phép sửa chữa, cải tạo nhà ở không xin phép mà vẫn cố tình xây dựng thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính và buộc khôi phục lại tình trạng như ban đầu. Cho nên để tránh bị xử phạt thì chủ nhà phải tiến hành xin giấy phép sửa chữa, cải tạo nhà ở theo quy định của pháp luật.
Chi tiết thông tin cho Sửa nhà có phải xin phép không? Thủ tục xin sửa chữa nhà?…