Tự Làm Ghế Ăn Cho Bé – Trang cẩm nang nội thất
Tự Làm Ghế Ăn Cho Bé có phải là thông tin về Trang trí và Nội thất đang được bạn quan tâm tìm hiểu? Website Buynai sẽ giới thiệu cho bạn những thông tin mới nhất chính xác nhất về Tự Làm Ghế Ăn Cho Bé trong bài viết này nhé!
Nội dung chính
Video: Làm đèn chiếu bóng đơn giản cho bé tại nhà
Bạn đang xem video Làm đèn chiếu bóng đơn giản cho bé tại nhà mới nhất thuộc chủ đề Nội thất & Văn phòng được cập nhật từ kênh Thuỳ Dương từ ngày 2020-04-30 với mô tả như dưới đây.
Chiếc ghế kiêm xe đẩy cực kì tiện lợi mà anh Thường (Hà Nội) tự chế cho con trai đầu ăn dặm, giờ được lấy ra dùng lại cho bé thứ hai, vẫn rất bền chắc.
Nếu như đã từng thấy ấm lòng khi nghe đến câu chuyện một bà mẹ cả mấy tháng trời cặm cụi vẽ nhân vật hoạt hình trang trí phòng con, để con ham đọc sách, một ông bố miệt mài xây nhà cây cổ tích tặng con gái yêu, hay bà mẹ kỳ công kiếm bìa các-tông để xây căn bếp đẹp cho con gái,… thì khi thấy hình ảnh chiếc ghế đặc biệt này, chắc chắn bạn sẽ còn thấy ấm áp và khâm phục hơn nữa.
Chiếc ghế làm từ ống nước đặc biệt mà anh Thường thiết kế cho hai con trai.
Đó là chiếc ghế ăn dặm “có một không hai” của anh Thường (Hoài Đức, Hà Nội) thiết kế cho con trai. Chiếc ghế được anh Thường “chế” từ nhiều mẩu ống nước khác nhau và dính keo chắc chắn, có ô nhỏ phía trước để đồ ăn, ống đựng đồ, tay nắm phía sau để đẩy, và gắn thêm bốn bánh xe lăn cực kỳ tiện lợi.
Chiếc ghế được “chế” từ nhiều mẩu ống nước khác nhau và dính keo chắc chắn.
Bức ảnh sau khi được chia sẻ trong nhiều nhóm lớn trên facebook, đã nhanh chóng nhận được hàng chục nghìn lượt thích và hàng nghìn lượt bình luận. Rất nhiều người bày tỏ sự thán phục, ngưỡng mộ ông bố khéo tay này.
Bức ảnh sau khi được chia sẻ đã nhanh chóng nhận được hàng chục nghìn lượt thích và hàng nghìn lượt bình luận.
Chia sẻ thêm về chiếc ghế, chị Ninh Thị Kim Tho, vợ anh Thường tâm sự, thực ra chiếc ghế đã “ra đời” từ ba năm trước, khi con trai đầu của chị đến tuổi ăn dặm. Lúc ấy chị trêu chồng muốn sắm một cái ghế ăn dặm mới cho con, vậy là anh nhà không chần chừ ngồi tỉ mẩn “thiết kế”, rồi chiều hôm đó đi mua luôn ống nhựa, keo,… về cặm cụi cắt cắt dán dán, lắp ghép làm ghế cho con.
Tổng chi phí mua nguyên liệu làm ghế chỉ hết khoảng 200.000 đồng.
Chỉ đến ngày hôm sau, chiếc ghế đặc biệt đã hoàn thành. Chị Tho cho biết, tổng chi phí mua nguyên liệu chỉ hết khoảng 200.000 đồng, chiếc ghế ăn dặm vừa tiện dụng mà lại rất chắc chắn. Hơn thế, sau khi con ăn, nếu bị dây bẩn, chị có thể mang đi vệ sinh rất dễ dàng.
Hình ảnh cậu con trai ngủ gật đáng yêu trên chiếc ghế bố làm khiến dân mạng phát sốt.
Sau khi con trai đầu của anh Thường, chị Tho hết kỳ ăn dặm, chiếc ghế được cất đi gọn gàng, rồi đến gần đây nó mới được lấy ra dùng tiếp cho con thứ hai của anh chị. Tính ra, chiếc ghế độc đáo này giờ cũng đã “mấy tuổi”, vậy mà vẫn dùng rất bền và tốt, không mục yếu, cũng không hề bong keo.
Chiếc ghế được làm từ ba năm trước mà giờ vẫn bền chắc.
Tâm sự thêm và anh xã khéo tay của mình, bà mẹ sinh năm 1986 kể, anh nhà hơn chị 5 tuổi, hai người cũng về chung một nhà đã được 5 năm rồi. Trước kia anh học đại học Bách khoa, khoa Điện tử viễn thông, rồi học lên cao học khoa Quản trị kinh doanh của đại học Ngoại thương.
Về tính cách, theo như lời chị Tho tâm sự, thì đây đúng là một ông bố tuyệt vời của gia đình: “Từ khi lấy nhau, anh luôn là người nhường nhịn chị. Anh thông minh, hiền lành, ít nói, tính rất khiêm nhường, và đặc biệt là yêu con hết mực. Anh ấy rất thích chơi với con, càng không rượu chè hay tụ tập bạn bè.”
Nói thêm về sự khéo tay của chồng, chị Tho tự hào: “Anh ấy khéo tay, sáng tạo đối lập chị. Anh rất ham tìm tòi, học hỏi, học cả trên google. Gần như cái gì anh ấy cũng làm được, mọi đồ dùng trong nhà hỏng anh đều sửa được hết. Nhà có những thứ anh ấy tự chế ra, cũng đỡ được rất nhiều công sức.”
Không chỉ có chiếc ghế ăn dặm kiêm xe đẩy “tự chế” cho con, anh Thường còn tự thiết kế được rất nhiều đồ dùng cực kỳ tiện lợi. Anh làm được cả một giàn rau thủy canh có hệ thống bơm nước và phun sương tự động ở trên ban công của gia đình để trồng rau sạch cho cả nhà ăn. Chị Tho kể, anh cặm cụi tranh thủ làm mỗi ngày hai tiếng sau khi đi làm về, cứ thế từng chút một, khoảng 4 ngày là giàn rau thủy canh hoành tráng đã hoàn thiện, tha hồ trồng rau. Gia đình chị giờ ngày nào cũng có rau sạch để ăn.
Giàn rau thủy canh có hệ thống bơm nước và phun sương tự động ở trên ban công do anh Thường thiết kế.
Chưa hết, theo lời chị Tho, anh Thường còn mày mò tự làm được một chiếc quạt mini ghép từ 4 chiếc quạt chip của máy tính, để làm mát đầu và lưng cho con, tránh con ra mồ hôi đầu và lưng dễ bị ốm; hay là tự lắp lưới an toàn cho cửa sổ vì nhà anh chị ở trên tầng cao.
Quạt mini mà ông bố khéo tay “chế” để làm mát đầu và lưng cho con.
Và cả lưới an toàn cho cửa sổ cũng do anh Thường làm.
Bức ảnh chị Tho chia sẻ có hình ảnh bé thứ hai nhà chị đang ngồi cười tươi rói đáng yêu trên chiếc ghế tiện lợi do bố thiết kế khiến không ít chị em cảm thấy “ghen tỵ”. Nhiều người dùng facebook hào hứng bình luận, anh Thường xứng đáng là “ông bố của năm”.
Theo Cẩm Nhung – Ảnh: NVCC (Khám phá)
1. Thời điểm tốt nhất mẹ nên tập cho bé ngồi ghế ăn dặm
Theo Thư viện trực tuyến WIREs, vận động tạo điều kiện cho bé thu nhận kiến thức về thế giới và phát triển các giác quan. Mẹ cho bé tập vận động từ những hoạt động đơn giản nhất như cầm nắm thức ăn hay ngồi ghế ăn dặm sẽ hỗ trợ rất tốt cho việc phát triển não bộ và nhận thức của bé. Từ tháng thứ 6, bé yêu sẽ dần tập quen với ăn dặm chứ không chỉ nằm và bú sữa nữa, đây cũng là thời điểm tốt nhất mẹ nên tập cho con ngồi ghế ăn dặm.
Thay vì bé nằm ăn hay đợi mẹ đỡ cho ngồi thì ngồi ghế ăn dặm giúp bé chủ động tự ăn giỏi hơn, hạn chế tình trạng bị nghẹn hóc thức ăn hoặc nôn ói. Tuy nhiên, chỉ tập ngồi ghế cho bé khi con có thể ngồi thẳng mà không cần mẹ đỡ, cổ của bé cứng cáp thôi mẹ nhé.
2. Cách tập cho bé ngồi ghế ăn dặm lần đầu
Mới ngồi ghế ăn dặm lần đầu, bé sẽ thấy rất lạ lẫm. Xu hướng chung là bé sẽ uốn người, quấy khóc, từ chối không chịu ngồi. Nếu lần đầu mà mẹ ép bé ngồi, bé sẽ nảy sinh tâm lý sợ hãi và càng ghét bỏ ghế ăn dặm nên mẹ cần thật khéo léo ở những lần đầu. Mẹ làm theo 4 cách tập cho con ngồi ghế lần đầu này để con vui vẻ chấp nhận và ngồi đúng cách mẹ nhé.
2.1. Cho bé ngồi chơi trên ghế ăn dặm
Những hoạt động vui chơi luôn có sức hút với bé yêu hơn cả. Mẹ cho bé ngồi chơi trên ghế ăn dặm sẽ tạo cảm giác thích thú, khiến bé nghĩ ngồi ghế rất vui và dần xem ghế là một vật quan trọng với mình như bình bú hay cái nôi. Cách làm này khiến bé tiếp nhận ngồi ghế nhanh hơn, hạn chế việc bé gắt gỏng, không hợp tác đó ạ.
Chẳng hạn, mẹ đặt xe ô tô đồ chơi nhiều màu sắc trên bàn ăn dặm của bé, đặt bé ngồi lên ghế rồi di chuyển ô tô chạy xung quanh bàn ăn, bé sẽ rất hứng thú đó ạ. Nếu ghế có bánh xe đẩy, mẹ vừa đẩy xe, vừa kết hợp tạo âm thanh khi xe chạy như “ùn ùn” để kích thích cả thị giác và thính giác của bé yêu luôn nhé.
Hoặc mẹ hướng dẫn bé xếp các hình khối domino trên bàn, rồi đẩy ngã cho domino chuyển động và đừng quên tỏ vẻ bất ngờ và cười tươi để bé thu hút bé. Mẹ tiếp tục cùng bé xếp domino thành nhiều hàng và nhiều dãy rồi đẩy ngã một lần, bé vui thích và nhanh chóng chấp nhận việc ngồi trên ghế ăn dặm.
2.2. Đảm bảo ghế ngồi khiến con thoải mái
Sự thoải mái khi ngồi trên ghế của con quyết định trực tiếp đến việc con có chịu ngồi ghế hay không. Nếu ghế cứng, quá cao so với con hoặc chật hẹp, không có không gian để con hoạt động sẽ khiến con bực bội và không chịu ngồi đâu. Ngược lại, ghế mềm mại và ngồi được thoải mái, con dễ chấp nhận hơn đó ạ.
Vì thế, khi chọn ghế ngồi cho bé yêu, mẹ lưu ý chọn các kiểu ghế dễ chịu nhất với con nhé. Một số tiêu chí để mẹ tham khảo khi chọn ghế cho bé là đệm mềm, có tựa lưng, màu sắc bắt mắt, rộng rãi để bé hoạt động tay chân, cao vừa tầm với bé. Gợi ý mẹ mua ghế ăn dặm đa năng Chilux, ghế ăn dặm Mastela vừa mềm mại, vừa đẹp mắt và tiện dụng cho bé yêu.
2.3. Ngồi ăn cùng bàn với con
Việc mẹ ngồi ăn cùng bàn với bé giúp gắn kết mẹ và bé sâu sắc hơn, bé cảm nhận được tình yêu thương bao la của mẹ. Có mẹ ngồi ăn cùng khiến bé cảm giác như mình cũng đã lớn rồi, bé tự tin và an tâm hơn. Trong lúc ngồi ăn cùng bé, mẹ hướng dẫn bé ăn, trò chuyện với bé để tạo không khí vui tươi, đầm ấm, giúp bé ăn ngon và ngồi giỏi hơn mẹ nhé.
2.4. Khen ngợi con
Khen ngợi là phần thưởng tinh thần to lớn, giúp bé tự tin hơn về bản thân. Khi đặt bé lên ghế ngồi ăn dặm lần đầu, thấy bé ngồi được thì mẹ đừng tiếc lời khen cho con nhé. Con thật mạnh mẽ, con thật tuyệt, con thật sinh xuất sắc, hoặc con đã làm rất tốt,… Chỉ bằng những câu nói nhẹ nhàng và giản đơn thế thôi nhưng lại tiếp thêm động lực to lớn cho con yêu, khiến con hứng thú với việc ngồi ghế ăn dặm hơn hẳn đó mẹ.
3. Cách tập cho bé ngồi ghế ăn dặm nếu bé không hợp tác
Mặc dù đã được tập cho ngồi ghế ăn dặm vài lần rồi nhưng không phải bé nào cũng ngoan ngoãn ngồi đến khi ăn xong. Đôi khi bé uốn người, la khóc, đòi bò ra khỏi ghế hay hất đổ đồ ăn ra. Những lúc như thế, mẹ sẽ rất vất vả để cho bé ăn hết thức ăn, rồi lau dọn chén bát cho sạch sẽ.
Bé không hợp tác nhiều khả năng là do bé ngồi không thoải mái, thức ăn không đủ hấp dẫn,… Nếu gặp trường hợp này, mẹ áp dụng cách tập cho bé ngồi ghế ăn dặm thành công đến 99% này để bé ngồi giỏi và ăn dặm hết sạch luôn mẹ nhé.
3.1. Đảm bảo con ngồi ở tư thế thoải mái
Mẹ thử tưởng tượng khi mẹ ngồi trên những chiếc ghế quá cứng và quá cao, mẹ sẽ rất khó chịu đúng không. Bé cũng cảm thấy như thế đó ạ. Vậy nên, mẹ hãy đảm bảo con đang ngồi ở tư thế thật dễ chịu nhé. Con sẽ thoải mái hơn khi ngồi trên ghế và chạm chân được vào nền nhà hoặc có chỗ để đặt chân, thêm một chiếc đệm mông và lưng thật mềm mại, bé sẽ rất thích và ngồi ngoan đến khi ăn dặm xong.
3.2. Mang những món bé thích ăn ra sau cùng
Khi đến độ tuổi 6 tháng, bé yêu đã bắt đầu thể hiện sở thích của mình với đồ ăn rồi đó mẹ. Món nào bé thích thì bé sẽ ăn hết sạch nhanh chóng, món nào không thích thì bé chẳng chịu ăn, đẩy món đó ra xa. Thế nên để bé ngồi trên ghế ăn dặm cho đến cuối, mẹ hãy mang món bé thích ăn ra sau cùng nhé.
Ví dụ, bữa nay thực đơn của bé gồm 3 món ăn, trong đó món bột rau củ là bé thích ăn nhất, cháo thịt heo và cá hấp thì bé không ưng lắm. Mẹ đưa cháo và cá hấp lên trước, đặt trên bàn cho bé ăn dặm. Bột rau củ thì mẹ để ở gần đó, trong tầm mắt của bé và nói với bé rằng, sau khi con ăn hết thịt và cá mẹ sẽ cho con ăn rau củ.
Mẹ làm như vậy sẽ giữ chân bé lại, vì bé rất thích món rau củ nên sẽ cố gắng ngồi ngoan đến khi mẹ mang lên, ăn xong rồi mới đòi xuống khỏi ghế. Bằng cách này thì bé không những ngồi trên ghế đến hết bữa ăn mà còn ăn hết sạch thức ăn, đảm bảo bổ sung đủ dinh dưỡng để bé trao đổi chất và bụ bẫm, đáng yêu hơn đó ạ.
3.3. Giới hạn giờ ăn của bé
Khi bé không thích ngồi ghế, bé thường nằm nhoài ra bàn, giơ tay đá chân, ngậm thức ăn trong miệng thật lâu. Nếu gặp tình trạng này, mẹ giới hạn giờ ăn của bé lại để bé nhận thức ra rằng, mình không thể kéo dài thời gian, phải ăn nhanh kẻo đói. Nhờ thế mà bé ngồi thật ngoan đến khi kết thúc bữa ăn.
Cụ thể, mẹ quy ước mỗi bữa bé ăn trong 15 – 20 phút, quá thời gian này mẹ sẽ dừng lại, cất hết đồ ăn đi. Để bé nhận biết nhanh hơn, mẹ kết hợp sử dụng đồng hồ hẹn giờ trên điện thoại hoặc mở một bài nhạc bé thích, khi chuông reo và nhạc kết thúc cũng là lúc bé cần ăn xong. Mẹ duy trì như vậy 3 – 4 lần là bé dần quen và ý thức được, bé sẽ tự chủ động ngồi trên ghế, ăn hết bữa ăn thật giỏi mà không đợi ai phải nhắc.
3.4. Cho con tham gia chuẩn bị bữa ăn
Tham gia “chuẩn bị” bữa ăn, nếm thức ăn cùng mẹ, hoặc đơn giản là ngồi xem mẹ nấu tạo điều kiện để bé trải nghiệm hương vị, mùi vị và phát triển đủ các giác quan từ thính giác, xúc giác, vị giác cho đến khứu giác. Bé cảm thấy mình quan trọng và ý thức được rằng, à, mình đã làm ra món ăn này, mình nhất định phải ăn hết. Vì thế mà sau khi chế biến món ăn xong, mẹ đặt đồ ăn lên bàn là bé sẽ tự đòi hoặc tự ton ton ra ngồi vững vàng trên ghế, cầm sẵn thìa muỗng và ăn thật ngon miệng luôn.
3.5. Chắc chắn rằng bé đang đói
Trạng thái no đói của chiếc bụng sẽ ảnh hưởng đến tâm trạng của bé yêu đó mẹ. Khi chiếc bụng của con no căng, con rất vui vẻ nhưng không chịu ngồi trên ghế đâu ạ, con sẽ đòi chạy nhảy và nghịch đồ chơi để tiêu hóa thức ăn. Mẹ khó bắt con lên ghế ngồi ăn lắm. Lúc con đói thì ngược lại, chẳng cần mẹ kêu gọi, thấy đồ ăn được đặt lên bàn ăn dặm là con sẽ tự chạy ra, ngồi lên và ăn luôn, vì bụng con đang cồn cào, cần được lấp đầy bởi những món ngon của mẹ.
Do đó, mẹ thấy con đang đói thì mới đặt con lên ghế ăn dặm nhé. Dấu hiệu để mẹ dễ dàng nhận biết bé đang đói: tém miệng, liếm môi, mút tay, quay đầu tìm kiếm xung quanh, khóc và gọi mẹ liên tục.
3.6. Chuẩn bị những món ăn hấp dẫn hơn
Một nguyên nhân nữa khiến bé không chịu ngồi yên trên ghế ăn dặm là do đồ ăn không đủ ngon, bé không thích món ăn đó. Nếu bữa ăn dặm kém ngon miệng, sẽ chẳng có lý do gì để giữ bé ngồi ngoan trên ghế. Mẹ chuẩn bị những món ăn hấp dẫn hơn để kích thích bé ăn giỏi và ngồi yên trên ghế tận đến khi ăn xong bữa ăn.
Góc của mẹ đã chia sẻ vô vàn cách để mẹ biến tấu cho thực đơn ăn dặm của bé phong phú và đặc sắc hơn. Mẹ tham khảo ngay bài viết Cách chế biến món ăn dặm cho bé từ 1 – 12 tháng tuổi với rất nhiều công thức độc đáo để thực hành nấu món ngon cho bé yêu ăn dặm thun thút nhé.
Tập cho bé ngồi ghế ăn dặm rất dễ dàng mẹ nhỉ. Mẹ khéo léo áp dụng các phương pháp ở trên để tập cho bé quen và giữ bé ngồi ngoan trên ghế trọn vẹn suốt bữa ăn dặm nhé. Nếu vẫn còn băn khoăn, mẹ để lại bình luận ngay bên dưới để Góc của mẹ giải đáp cho mẹ kịp thời. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh và có thật nhiều niềm vui!
Chi tiết thông tin cho 10 cách tập cho bé ngồi ghế ăn dặm cực ngoan suốt bữa ăn…
Tầm quan trọng của ghế ăn dặm cho bé
Từ 6 tháng tuổi trở đi, mẹ nên tập cho bé làm quen với ghế ăn dặm. Điều này giúp bé rèn luyện thói quen ăn uống khoa học, tự lập và ngồi ngay ngắn khi đến giờ ăn. Khi đã dần quen với việc ngồi ghế trong các bữa ăn, bé sẽ không phụ thuộc vào đồ chơi, tivi, laptop, ăn uống đúng giờ.
Ngoài ra, việc ngồi ghế ăn dặm có lợi cho hệ tiêu hóa và sức khỏe của bé. Khi phát triển thể trạng tốt, bé sẽ không còn phù hợp nếu mẹ cứ ẵm, bồng để cho ăn. Ghế ăn dặm có trang bị chỗ tựa lưng và đai an toàn giúp cố định, giữ thẳng cơ thể, cột sống bé, tránh các ảnh hưởng lên lưng, cổ.
Một lý do nữa giúp mẹ nhàn tênh khi chăm sóc con vì ghế ăn dặm hỗ trợ mẹ phát huy tối đa việc áp dụng các phương pháp ăn dặm chuẩn cho con. Mẹ có thể tham khảo phương pháp ăn ăn dặm kiểu Nhật, ăn dặm BLW,… và tìm ra phương pháp phù hợp nhất cho bé khi bé ngồi yên vị trên ghế.
Các loại ghế ăn dặm cho bé
Khi tìm mua ghế ăn dặm cho bé, mẹ cũng cần tham khảo loại ghế phù hợp với thể trạng, cân nặng của bé nhà mình. Dưới đây là phân loại các dòng ghế ăn dặm phổ biến hiện nay.
-
Ghế ăn dặm dạng thấp
Nếu mẹ ưu tiên một sản phẩm nhẹ, dễ gấp gọn thì đây là sự lựa chọn tuyệt vời. Ghế phù hợp để sử dụng dưới sàn nhà giúp bé ngồi thoải mái. Ngoài ra, mẹ cũng có thể lắp lên ghế ăn cao trong nhà khi bé muốn ăn cùng ba mẹ hoặc trên giường để bé cũng có những bữa ăn đầy dinh dưỡng mà không phải di chuyển đến phòng ăn.
Ngoài ra, nếu gia đình có một chuyến đi xa cùng nhau nhưng vẫn muốn đảm bảo bé ăn đủ, đúng bữa thì đây là dạng ghế nhỏ xinh dễ mang theo vì ghế không tốn nhiều diện tích, tiện nghi cho mọi gia đình.
Ghế có hạn chế vì kích thước nhỏ nên chỉ phù hợp với các bé dưới 3 tuổi, không có tựa lưng cao nên nếu ngồi lâu bé có thể thấy khó chịu.
-
Ghế ăn dặm dạng cao
Ghế thích hợp với các bé từ 6 tháng tuổi bởi được trang bị chỗ ngồi rộng rãi, có dây đai an toàn giữ bé cố định giúp mẹ an tâm khi sử dụng. Loại ghế này có khay ăn tháo rời, để được nhiều đồ giúp những bữa ăn của bé phong phú, đa dạng, đầy màu sắc hơn.
Ghế ăn dặm dạng cao diện tích rộng rãi, dễ vệ sinh
Tuy nhiên, ghế dạng cao sẽ cần nhiều không gian trong nhà hơn vì có trọng lượng nặng. Một số loại ghế không phù hợp với trẻ mới tập ăn dặm vì to lớn so với bé khiến bé cảm thấy không an toàn. Bên cạnh đó, vì tính chất cồng kềnh và được thiết kế chân ghế cao sẵn, sẽ không thuận tiện để ba mẹ mang ra ngoài.
Một số lưu ý khi mua ghế ăn dặm cho bé
Một trong những điều mà ba mẹ cũng cực kỳ quan tâm là làm thế nào để mua sắm một sản phẩm ghế ăn dặm thích hợp, tốt nhất cho bé. Dưới đây là những lưu ý mà mẹ có thể bỏ túi để con thoải mái ăn uống cực hữu ích.
1. Độ an toàn, chắc chắn
Vì mẹ mong muốn bé sẽ ngồi ngoan khi ăn nên hãy đảm bảo ghế có độ bám dính tốt trên sàn. Một số sàn nhà hiện nay được làm từ gỗ hoặc gạch men, nếu không có điểm tiếp xúc chắc chắn sẽ tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn rất cao cho bé.
Ghế cần có chất liệu an toàn, phù hợp với làn da nhạy cảm của bé. Tránh chọn các loại ghế làm từ nhựa kém chất lượng, dễ biến dạng theo thời gian. Mẹ cũng cần kiểm tra độ chắc chắc, cứng cáp của ghế thay vì một sản phẩm ọp ẹp gây mất cân bằng cho bé cưng.
Ghế ăn dặm được làm từ chất liệu nhựa cứng cáp để ba mẹ yên tâm
Trẻ con lúc nào cũng hiếu động ngay cả khi đang ngồi ăn. Do đó, cần đảm bảo ghế không có các cạnh nhọn mà được bo viền mềm mại, mẹ có thể mài các cạnh sắc nếu có thật cẩn thận để đảm bảo an toàn vì bé thường thích sờ, nắm vào các bộ phận trên ghế khi ăn.
2. Dễ dàng vệ sinh
Vì được sử dụng cho nhu cầu ăn uống của bé, không thể tránh khỏi việc ghế bị bám dính đồ ăn lên thành ghế, chân ghế, khay đựng đồ ăn,… Lúc này, điều mẹ quan tâm là ghế dễ dàng chùi rửa, dọn dẹp. Bề mặt láng, thiết kế đơn giản để dễ dàng luồn lách vào các khe.
Đối với ghế dạng thấp không có đệm ngồi, mẹ dễ dàng lau chùi rồi phơi khô. Đối với các loại ghế có đệm như ghế dạng cao, đồ ăn, nước uống nếu dính vào trở thành nơi trú ngụ lý tưởng của vi khuẩn. Mẹ hãy dùng khăn ướt để vệ sinh và sấy khô ghế đi, mẹ nhé!
3. Các tính năng, tiện ích
- Độ ngả lưng: Gợi ý cho mẹ nhiều dòng ghế ăn có nhiều độ ngả khác nhau phù hợp với nhu cầu bé sử dụng. Nếu bé ăn uống ngay ngắn thì có thể để mức ghế thẳng đứng, khi bé muốn chơi hay nằm, mẹ có thể quan sát và điều chỉnh chế độ ngả lưng cho bé. Đệm lưng êm ái nâng đỡ cơ thể và vùng xương chậu giúp bé thoải mái, dễ chịu như khi đang nằm trên giường ngủ.
- Dây đai an toàn: Các bé nhỏ thường rất hiếu động, có thể thích thú với những vật xung quanh. Lúc này, bé sẽ có biểu hiện muốn với tay ra trước hay quay về phía sau. Vì lẽ đó, mẹ hãy đảm bảo ghế có trang bị dây đai an toàn bền chắc, an toàn.
Dây đai cố định chắc chắn giúp bé vững vàng ngồi cùng ba mẹ
- Đệm ghế: Da của trẻ nhỏ dễ bị kích ứng và nổi mẩn đỏ do tình hình sức khỏe hay những điều kiện khách quan tác động. Do đó, đệm ngồi cần làm từ chất liệu vải mềm mịn, êm ái, thoáng mát, không gây kích ứng khị cọ sát trên da bé. Một chiếc đệm êm ái sẽ mang lại cảm giác dễ chịu cho bé yêu.
- Khóa an toàn: Ghế ăn dặm có trang bị khóa chân ghế chống trơn giúp ghế tiếp xúc chắc chắn trên sàn nhà. Các chốt khóa trên thanh ghế chắc chắn, giúp bé ngồi vững, an tâm khi dùng bữa.
Trên đây là những thông tin chia sẻ về các dòng ghế ăn dặm cho bé cưng và một số gợi ý để ba mẹ tham khảo lựa mua cho con nhỏ. Hy vọng ba mẹ sẽ có cho mình quyết định phù hợp và chuẩn bị thật tốt cho những bữa ăn của con diễn ra suôn sẻ, tiện nghi.
Mothercare cung cấp các dòng ghế ăn dặm tạo điều kiện ăn uống cho con thoải mái. Ghế được thiết kế đệm ngồi mềm dịu, nhiều chế độ ngả lưng và tích hợp dây đai cực kì chắc chắn. Phần khay ăn từ nhựa an toàn cho trẻ giúp mẹ dễ dàng vệ sinh, tháo lắp. Đặc biệt, mẹ có thể gấp gọn sau khi sử dụng để trả lại không gian rộng rãi cho ngôi nhà thân yêu.
Điểm đặc biệt của dòng ghế là khả năng gấp gọn linh hoạt
Ba mẹ tham khảo thêm các dòng ghế ăn dặm đa năng cho bé tại đây.
Chi tiết thông tin cho Bỏ túi kinh nghiệm lựa chọn ghế ăn dặm cho bé cực hữu ích | Mothercare…